BÍ MẬT DỰ TOÁN BÁO GIÁ TRÚNG THẦU LIÊN TỤC VÀ LUÔN CÓ LỜI (p9)
9. Dự toán báo giá
Ở bài trước, bạn đã biết
Giá thành + Lợi nhuận = Giá bán
Giá thành bạn đã tính được rồi. Bây giờ, bạn sẽ phải quyết định cộng thêm lợi nhuận là bao nhiêu, để làm dự toán báo giá.
9. Dự toán báo giá
Ở bài trước, bạn đã biết
Giá thành + Lợi nhuận = Giá bán
Giá thành bạn đã tính được rồi. Bây giờ, bạn sẽ phải quyết định cộng thêm lợi nhuận là bao nhiêu, để làm dự toán báo giá.
Nhớ là hãy thay đổi, làm xuôi. Tức là TÍNH GIÁ TRỊ BÁO GIÁ TRƯỚC, sau đó mới cân đối để lập dự toán báo giá cho phù hợp. Chứ đừng làm ngược (cách mà nhiều anh em đang làm) là tính ngay diện tích rồi nhân với đơn giá để ra dự toán báo giá ngay.
Vậy có công thức cố định nào để tính phần lợi nhuận này không? Chẳng hạn tính cố định là 5%, 6%, 8%, 10%, 20%?
Tùy các bạn thôi. Ví dụ các bạn có thể tự quy định tỷ lệ lời là 8% cố định. Rồi tất cả các công trình đều áp theo cái đó.
Nhưng theo tôi, không nên. Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng linh hoạt.
- Đầu tiên là yếu tố cạnh tranh. Không bao giờ chủ nhà chỉ kêu mình bạn báo giá. Cho dù chủ nhà có tin tưởng bạn, dự định giao cho bạn làm thì họ cũng sẽ tham khảo thêm báo giá của một vài nhà thầu khác để có cơ sở đàm phán với bạn. Ai chẳng muốn lợi nhuận cao nhất, nhưng phải cân nhắc trong môi trường cạnh tranh, các nhà thầu kia có thể báo giá như thế nào? Giá mình phải cao hơn/thấp hơn họ bao nhiêu thì cơ hội trúng thầu là cao nhất.
- Tiếp theo là các yếu tố nội tại của bạn. Nếu bên bạn đang rất nhiều việc, uy tín cao ngất trời, nhân lực đã căng hết ra ở các mặt trận rồi, nếu nhận thêm sẽ phải tổ chức khá khó khăn và vất vả, thì có thể cân nhắc tính phần lợi nhuận cao lên. Nhưng nếu các bạn đang ít việc, quân cán bắt đầu rảnh rỗi, không ký được thêm cái này thì tháng sau ngồi chơi, ván khuôn giàn giáo xong không biết chở đi đâu, thì có thể cân nhắc giảm phần lợi nhuận xuống để tăng cơ hội trúng thầu, đặng có việc cho anh em làm. (Có khá nhiều trường hợp mà tôi biết, không làm tốt khâu tìm kiếm khách hàng, rất ít việc, nên có người kêu báo giá là vơ cào vơ cấu, nhận lỗ vốn luôn để lấy phần tiền ứng đắp vào công trình đang làm. Cứ ăn vào thịt mình dần như thế đến lúc không còn xoay sở được nữa là lại bỏ của chạy lấy người, mang tiếng anh em xây dựng ra)
- Nhưng phải lưu ý về khả năng và quan điểm của chủ nhà. Nếu chủ nhà chỉ ham rẻ thì việc giảm giá sẽ rất có tác dụng. Nhưng nếu chủ nhà có khả năng về tài chính và hiểu được sẽ không có cái gì ngon nhiều tốt mà lại rẻ, thì coi chừng việc giảm giá lại có tác dụng ngược, họ sẽ không chọn nhà thầu giá rẻ nhất, vì sợ của rẻ là của ôi.
- Ngoài ra còn phải kể đến kỹ năng “bán hàng” của bạn nữa. Tức là khả năng bạn có thể làm việc, thuyết phục khách hàng, đoán được tâm lý của chủ nhà thích gì và cần gì. Nếu bạn nói được đúng những cái chủ nhà muốn, thì dù giá bạn có cao hơn, chủ nhà vẫn chọn bạn.
Và sau khi bạn xác định được lợi nhuận mong muốn, bạn sẽ chốt được con số để báo giá. Bạn có thể cân nhắc báo giá theo dự toán chi tiết hoặc theo m2XD, tùy trường hợp. Đương nhiên, dùng phần mềm dtPro MyHouse để tính ra chi tiết thì có thể trông bài bản chuyên nghiệp hơn, nhưng bạn cũng đừng bảo thủ, khăng khăng là phải báo giá bằng dự toán chi tiết tính ra từ phần mềm mới được. Cũng tùy trường hợp mà báo giá sao cho có lợi nhất cho mình:
- Nếu chủ nhà thích hoành tráng thì có thể in bảng dự toán chi tiết. Đương nhiên, cái này rất chuyên nghiệp và bài bản. Lại có cả bảng vật tư toàn nhà và bảng vật tư từng phần. Rồi bảng tiến độ, oách xà lách.
- Nhưng nhiều người nhìn vào đống số liệu đấy thấy rối mù, thôi thôi mày báo giá m2 cho tao cho nhanh, để tao còn dọ giá với mấy thằng khác. Ô sờ kê. Báo m2.
- Đôi khi gặp mấy công trình ngon (khúc nạc), tính ra chỉ 3.2 tỷ là làm được rồi. Nhưng nếu tính theo m2 thị trường thì lên tới gần 4 tỷ. Thế thì ngu gì mà cứ đè dự toán chi tiết ra tính cho rối, cứ m2 mà chơi. Lời càng nhiều càng tốt mà, có ai chê tiền đâu?
Và bạn cũng nhớ tâm lý của chủ nhà. Dù kiểu gì thì bớt chút cũng vẫn vui hơn. Vì vậy, hãy liệu cơm gắp mắm, báo cao lên chút, đặng chủ nhà bớt là vừa.
Và một tâm lý nữa là khoái quà tặng. Dù tặng chút éc, so với cả công trình chẳng là bao nhiêu, nhưng phút cuối cùng của việc đàm phán, tặng thêm cái ti vi hay cái máy lạnh, chủ nhà cũng sẽ thấy vui hơn. Nhiều khi quà tặng chỉ có chục triệu mà vui quên mất rằng nó đang tính mắc mình cả trăm triệu.
Nhưng có một cái lưu ý các bạn: ĐỪNG BAO GIỜ GIẢM GIÁ THIẾT KẾ. VÀ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC MIỄN PHÍ THIẾT KẾ.
Đừng để chủ nhà thấy chất xám của mình rẻ rúng quá. Chúng ta ăn học 5 năm trời, mới vẽ được cái bản vẽ như vậy. Để binh được phương án tối ưu cho chủ nhà, có khi phải trăn trở thức đêm thức hôm, suy tư mãi mới ra được tác phẩm như ý.
VẬY MÀ CỨ GIẢM 50% VỚI MIỄN PHÍ LÀ SAO?
Cái này kêu bằng Tự tay bóp dế đây mà.
Đăng ký học lớp "BÍ MẬT DỰ TOÁN BÁO GIÁ TRÚNG THẦU LIÊN TỤC" thứ 6 ngày 10/5/2019 từ 19-22h tại đây
Xem thêm
Video livestream Kinh nghiệm khởi nghiệp xây dựng tại đây
Sách Bí mật dự toán báo giá liên tục trúng thầu tại đây
Sách Kinh nghiệm khởi nghiệp xây dựng tại đây
www.thangdutoan.vn #thangdutoan #kinhnghiemkhoinghiepxaydung
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời