KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP XÂY DỰNG (Buổi 12)
Khoán phần việc: Thích hợp với những anh em chuyên thi công. Vẫn ưu tiên tự tổ chức cai, kỹ thuật. Ít nhất cũng phải có một hai đội lính ruột để nếu có bể chỗ nào thì trám vào chỗ ấy. Còn khi mở rộng ra, nên tổ chức theo cách khoán theo phần việc. Hiện tại chưa có nhiều đơn vị tổ chức kiểu này, và cũng chưa có đội biết nên anh em phải tự làm và dò dẫm rút kinh nghiệm thôi.
Livestream KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP XÂY DỰNG tối nay (24/4), buổi 12: GIAO KHOÁN HIỆU QUẢ
A. Khoán toàn bộ
▶️ Nhu cầu thực tế: Rất nhiều. Về cơ bản, anh em muốn làm tốt thì phải tự xây dựng bộ máy tốt. Cai tốt, vật tư kho chuẩn chỉ (bọn nó xơi hết …). Nhưng do tính thời vụ nên khi nhận được nhiều, phải tính đường khoán. Rồi những anh em làm thiết kế, nội thất … thì đa số là sẽ khoán. Hoặc làm công trình ở xa, không quản lý nổi.
▶️ Ở góc độ chủ nhà: Có chủ nhà thì bảo: Kệ mày muốn khoán hay gì miễn là làm tốt. Có chủ nhà nghe đến từ khoán lại là hết hồn, ghi thẳng vào hợp đồng là không khoán lại. Có người lúc đầu bảo ừ khoán cũng được, nhưng sau bung bét ra, chửi như chó.
▶️ Nguyên tắc: Cùng có lợi: Chủ nhà, thầu chính, thầu phụ. Đừng hy vọng chủ nhà sẽ không biết. Mà phải làm sao để chủ nhà thấy vai trò của mình, lợi ích khi khoán cho mình. Và nếu chủ nhà tự giao cho thằng khác cũng được thì tội gì giao cho mình mất thêm khúc. Và cũng phải làm sao để thầu phụ thấy có lợi ích trong đó. Giá phải tốt, thanh toán đàng hoàng …
▶️ Nên khoán lại trong trường hợp nào:
➡️ Các bạn làm thiết kế, nội thất, có thể nhận được giá cao. Sau đó khoán lại (nhân công hay thô hay trọn gói tùy, nhưng thường là nhân công). Nhưng mình lãnh trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, cái mà chủ nhà nếu khoán thẳng cho thầu phụ họ không thể làm được.
➡️ Bạn nhiều công trình, nhưng nhận thêm được cái giá cao. Và chọn được anh em tin tưởng được để cùng làm, chia lợi nhuận.
➡️ Bạn nhận được công trình nhưng ở xa, không thể tổ chức thực hiện được.
↪️ Tuy nhiên, điểm yếu nhất của việc khoán vẫn là không chủ động được thầu phụ. Và bi kịch là thầu phụ làm càng tốt thì họ càng nhanh bỏ mình, và họ nhận được công trình khác từ chính công trình mình khoán cho họ làm.
B. Khoán theo phần việc
▶️ Đề xuất cách làm mới: Làm sao để có cách hợp tác có tính ổn định? Dựa trên mô hình các công trình lớn, đa số khoán công việc. Nhưng với nhà dân thì khối lượng nhỏ quá, không khoán công việc được. Nên đề xuất cách làm là: Khoán theo phần việc (Móng, trệt, lầu 1, lầu 2 …, xây, tô, ốp, lát …). Nếu thầu phụ chưa quen, có thể ký hợp đồng trọn gói bình thường, nhưng thêm một bảng chia ra: Phần móng bao tiền, trệt bao tiền … xây tô ốp lát bao tiền. Nhưng không ứng tiền nhiều, mà lúc đầu vào chỉ ứng một ít thôi. Xong phần nào thanh toán dứt điểm phần đó (có thể giữ lại một chút làm tin nếu cần). Lợi ích:
➡️ Có thể kiếm các tổ nhóm, đứng đầu là tổ trưởng hoặc cai, hoặc sử dụng ngay chính cai mình đang dùng nói họ làm theo cách này. Những nhóm này chưa đủ lực để tách ra làm thầu. Nên nếu có việc đều, họ sẽ đi theo mình. Chứ nếu khoán toàn bộ, khi có điều kiện họ sẽ bye bye mình luôn, và trong đa số trường hợp thì họ dựa vào chính công trình của mình để kiếm công trình khác cho họ.
➡️ Về hình thức, có thể soạn hợp đồng theo kiểu khoán lại cho đội, theo công việc. Chủ nhà nhìn vào sẽ không có cảm giác là bị “bán” lại công trình. Chứ nếu ký hợp đồng khoán lại thì rõ ràng bạn nhận 10đ, giao lại 9đ là bán công trình rồi.
➡️ Khi có bất kỳ bất đồng nào, thanh toán đúng hết giai đoạn đó rồi chia tay. Hoàn toàn sòng phẳng, không mất công lằng nhằng thanh lý hợp đồng nọ kia.
➡️ Khi làm theo kiểu này, thầu phụ sẽ rén hơn. Vì vớ vẩn là bị đuổi ngay. Chứ ký trọn gói đuổi rất lằng nhằng.
➡️ Tư cách của thầu phụ làm việc với chủ nhà cũng sẽ thấp hơn. Vì chỉ là nhận khoán công việc thôi, không phải là khoán toàn bộ. Nên đỡ lộng hành hơn.
➡️ Thầu chính cũng phải có trách nhiệm với thầu phụ hơn. Khi mọi cái rõ ràng sẽ không thể chơi kiểu bán cái, tao lấy phần tao còn kệ mày.
➡️ Bạn vẫn là nhà thầu, thầu phụ chỉ khoán khối lượng. Nên khi chủ nhà tín nhiệm, sẽ giới thiệu bạn chứ không phải giới thiệu thầu phụ
➡️ Dễ kiểm soát thầu phụ hơn. Yêu cầu mấy ngày phải xong tầng 2, tầng 3 chẳng hạn. Xong thì thanh toán luôn. Còn lèng èng thì cứ ngồi đấy.
➡️ Thầu phụ nhìn thấy khối lượng và tiền bạc trước mắt, nếu bạn tính toán rộng rãi, họ thấy có ăn thì sẽ cố gắng làm để lấy tiền sớm.
➡️ Thầu phụ sẽ cân nhắc hơn khi nhận thêm công trình khác. Vì nhận thêm mà lèng èng ở đây, bạn cắt hợp đồng thì cũng vậy
➡️ Tiền bạc mình cũng kiểm soát được. Nếu khoán cả công trình, mình ứng xong họ mang đi làm công trình khác mình cũng khó kiểm soát. Nhưng giờ làm theo phần việc, xong phần nào thanh toán phần đó, rất an toàn về tài chính.
➡️ Tránh được trường hợp thầu phụ cà khịa phát sinh phát đẻ. Vì lèng èng mình cho lên đường ngay.
➡️ Trường hợp đổi người, chủ nhà cũng chẳng thể ý kiến gì. Vì luân chuyển trong công ty là thường.
➡️ Có thể linh động sắp xếp. Đội nào làm thô giỏi thì cho nó làm thô. Xong thì chuyển đi công trình mới. Đưa đội hoàn thiện giỏi vô.
➡️ Về lâu dài, nếu nhiều anh em thực hiện theo cách này sẽ hình thành một thị trường tổ đội. Và dưới sức ép cạnh tranh, họ sẽ phải làm tốt để lấy lòng chủ thầu. Chứ không phải như khi bạn thuê thầu phụ đã làm thầu rồi thì họ làm cho bạn nhưng lúc nào cũng trong tư tưởng là bố mày mà nhận được cái ngon thì bố mày ra đi luôn. Loại mày làm như cccc… Ngược lại, họ cũng không đủ khả năng để tự nhận việc.
C. Kết luận:
▶️ Khoán toàn bộ: Thích hợp với những anh em thiết kế, nội thất hoặc những việc khác không làm thường xuyên, nên cân nhắc khoán toàn bộ (nhân công, thô, trọn gói). Ưu tiên khoán nhân công rồi mình mua vật tư và quản lý kỹ thuật. Nhưng phải nhận được giá tốt để khoán lại giá tốt. Và chọn được các đội khoán chuẩn chỉ có uy tín một chút (nói hơi buồn ngành mình, khá nhiều thầu lôm côm)
▶️ Khoán phần việc: Thích hợp với những anh em chuyên thi công. Vẫn ưu tiên tự tổ chức cai, kỹ thuật. Ít nhất cũng phải có một hai đội lính ruột để nếu có bể chỗ nào thì trám vào chỗ ấy. Còn khi mở rộng ra, nên tổ chức theo cách khoán theo phần việc. Hiện tại chưa có nhiều đơn vị tổ chức kiểu này, và cũng chưa có đội biết nên anh em phải tự làm và dò dẫm rút kinh nghiệm thôi. Nếu anh em làm, vui lòng liên hệ với tôi, tôi có thể tư vấn được gì thì tư vấn. Và tôi cũng sẽ học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế để nói lại cho anh em khác. Và có một điều nói với anh em: Nếu anh em nào đi trước, mà thành công thì sẽ thành công vượt bậc đó. Sang năm có thể anh em sẽ quảng cáo là: “Chúng tôi xây 500 căn nhà mỗi năm …”
▶️ Những công trình giá không tốt, chủ nhà có vẻ khó khăn thì tốt nhất bạn giới thiệu anh em khác làm, ăn tiền cò. Chứ nhận rồi bán lại mang tiếng lắm
Xem thêm
Video livestream Kinh nghiệm khởi nghiệp xây dựng tại đây
Full các chapter sách Kinh nghiệm khởi nghiệp xây dựng đã viết tại đây
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời