HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - 1 SỐ BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ
BÀI 8: Dự toán phần xây tô, mái (p1)
Để xem video bào giảng, vui lòng đăng ký để ủng hộ tác giả.
8.1. Phần xây tường: Cũng là một phần mà các bạn phải phát huy trí tưởng tượng. Thường các bạn sẽ phải phối hợp nhiều bản vẽ để có thể tính được khối lượng xây:
a. Bản vẽ mặt bằng: Để đọc được chiều dài tường xây. Có thể phải kết hợp với bản vẽ kích thước cột để trừ cột.
Ở bản vẽ này, tường xây ở trục 6 có chiều dài là 4.6m, trong đó có lỗ trống cửa sổ (ngang 1.8m, cao chưa biết). Như đã phân tích ở các bài trước, với tường xây chúng ta tính toàn bộ tường rồi trừ cửa sẽ nhanh hơn.
Tường xây dọc nhà có vẻ rối hơn. Tường 200 nhưng có mấy đoạn giật ra giật vô. Cũng tương tự như cửa, chúng ta tính toàn bộ, rồi trừ phần giật vô. Chiều ngang đoạn giật thì có rồi, chiều cao phải coi các bản vẽ chi tiết.
b. Bản vẽ mặt cắt: Để đọc được chiều cao tường xây. Có thể phải kết hợp với bản vẽ dầm để biết trừ chiều cao dầm. Không nên đo kích thước chiều cao tường ở bản vẽ mặt cắt, vì bên kiến trúc thường vẽ với kích thước giả định. Kích thước đúng phải do kết cấu bố trí sau khi tính toán tải trọng nọ kia.
Cái này tầng trệt sẽ hơi rối chút nhé. Các bạn phải kết hợp với bản vẽ đà kiềng, xem đà kiềng ở cốt nào. Từ mặt đà kiềng tới cốt nền nhà, phải xây gạch thẻ, trên mặt phải có lớp vữa xi măng dầy 3cm chống thấm. Trên đó mới xây gạch ống.
Như vậy tầng trệt sẽ xây 55cm gạch thẻ, còn lại (3.65-cao đà)m là gạch ống. Chiều cao đà phải coi ở bản vẽ kết cấu
c. Bản vẽ dầm: Để biết trừ chiều cao dầm (coi lại phần tính BT dầm
d. Bản vẽ cửa: Để biết trừ cửa. VD
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có bản vẽ chi tiết cửa. Lúc này mình lại phải tìm coi trên bản vẽ mặt cắt (hoặc mặt đứng hoặc bất kỳ bản vẽ nào có kích thước mình cần). Ví dụ với cửa sổ S2, nếu không có bản vẽ chi tiết có thể coi bản vẽ mặt cắt, cửa sổ có chiều cao là 1.3m.
e. Bản vẽ lanh tô: Để trừ lanh tô (thường ít trừ, vì trừ vậy thì tủn mủn quá. Nhưng đôi khi gặp mấy thằng dở hơi nó bắt trừ c
f. Một số bản vẽ khác liên quan (nếu có): Nếu xây tường thu hồi mái ngói thì phải đọc các bản vẽ trên mái để xem chỗ nào xây, xây cao bao nhiêu. Cái này khá rối vì ít khi bản vẽ rõ ràng chi tiết lắm. Hoặc nếu làm kho hoặc vệ sinh dưới gầm cầu thang thì phần tường xây sẽ hơi khó tính, vì nó xây xéo theo bậc cầu thang. Hoặc có thể có một vài bức tường trang trí, phải xem kỹ các bản vẽ liên quan để tính cho đúng. Rồi xây tường lan can (nếu làm lan can sắt hay kính thì có thể chỉ xây 10-20cm thôi, hoặc cũng có thiết kế xây giật lên xuống gì đó để trang trí), xây bo mái … các bạn phải xem kỹ bản vẽ để tính cho đỡ thiếu nhé.
Lưu ý: Khi bóc, bạn dùng bút dạ sáng, bút chì đánh dấu các bức tường đã bóc cho đỡ nhầm lẫn. Nếu bóc trực tiếp trên AutoCAD thì có thể khoanh mây.
-----------------------
HÃY ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY để biết cách BÁO GIÁ NHANH DỄ TRÚNG THẦU VÀ THI CÔNG CÓ LỜi
Học phí ưu đãi giảm giá 50% chỉ còn 1.200.000
Đăng ký ngay tại đây nhé
☎ LH: 076.992.8886
Xem thêm thông tin tại đây
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời