Khảo cổ: Tính diện tích m2 xây dựng như thế nào? (từ 2004)
Ông Huy ở đường Trần Huy Liệu, quận 3, hơn 11 giờ tối còn gõ cửa nhà tư vấn: “Anh thông cảm ngày mai động thổ rồi mà sao tôi cứ ấm ức vì diện tích xây dựng nhà thầu tính để ăn công lớn hơn diện tích trong giấy phép?”.
Trường hợp khác, nhà ông Tiên ở đường Lạc Long Quân, Tân Bình xây 1 trệt 2 lầu trên khuôn viên 60m², sân thượng có phòng thờ bằng 1/3 diện tích mặt bằng lầu nhưng nhà thầu tính đến 240m².
Qua những khúc mắc thường gặp, kỹ sư Trần Chiến Thắng, giám đốc công ty tư vấn xây dựng Dự Toán đưa ra vài cách tính diện tích xây dựng đang được áp dụng trong thực tế.
Cách tính diện tích áp dụng khi giao thầu cả nhân công và vật tư:
Cách tính diện tích khi chỉ giao thầu nhân công
Ông Huy ở đường Trần Huy Liệu, quận 3, hơn 11 giờ tối còn gõ cửa nhà tư vấn: “Anh thông cảm ngày mai động thổ rồi mà sao tôi cứ ấm ức vì diện tích nhà thầu tính để ăn công lớn hơn diện tích trong giấy phép?”.
Trường hợp khác, nhà ông Tiên ở đường Lạc Long Quân, Tân Bình xây 1 trệt 2 lầu trên khuôn viên 60m², sân thượng có phòng thờ bằng 1/3 diện tích mặt bằng lầu nhưng nhà thầu tính đến 240m².
Qua những khúc mắc thường gặp, kỹ sư Trần Chiến Thắng, giám đốc công ty tư vấn xây dựng Dự Toán đưa ra vài cách tính đang được áp dụng trong thực tế.
Tính diện tích xây dựng ra sao?
Có 2 cách tính thường được dùng là tính theo sàn hoặc tính theo mái. Ví dụ, trên diện tích 50m², xây 1 trệt, 2 lầu, mái đúc bằng. Nếu tính theo sàn thì có 3 sàn và diện tích là 150m².
Lưu ý mái bằng bên trên là hẳn nhiên, có mái mới tính được diện tích sàn của lầu 2. Nếu tính theo mái, cũng áp dụng cho ví dụ trên thì 3 mái có diện tích xây dựng là 150m².
Từ hai cách tính này ta có thể rút ra: cứ tạo được bao nhiêu không gian sử dụng thì tính bấy nhiêu diện tích cộng lại – nhà 1 trệt, 2 lầu là 3 không gian sử dụng.
Nếu giao thầu cả vật tư lẫn nhân công thì diện tích xây dựng là tổng diện tích sàn. Ðổ sàn, làm mái đến đâu thì tính đến đó. Trường hợp đã đổ sàn bê tông rồi, sau phát sinh thêm lợp mái ngói, được tính thêm giá từ 30 – 50% của một sàn.
Nếu giao thầu nhân công, những công trình có móng đơn giản (móng đơn nhỏ, móng bê tông cốt thép) và không lát mái bằng, không xây bo tường (cao 1m trở lên) trên sân thuợng thì không được tính thêm phần trăm. Ngược lại, nếu làm móng phức tạp, lát gạch, xây tường hay làm ban công… có thể tính thêm.
Giá giao thầu: bao nhiêu là hợp lý?
Bạn nên tham khảo giá của một vài nhà thầu và yêu cầu họ thống nhất cách tính mới có thể so sánh được. Hiện nay, trên thị trường, giá nhân công vào khoảng 360.000 – 420.000đ/m² xây dựng nhà phố (cấp 2), 450.000-600.000đ/m² xây dựng nhà biệt thự (cấp 1); và 200.000 – 250.000đ/m² cho nhà lợp tôn đóng la-phông (cấp 4).
Giá khoán phần xây thô (cả vật tư lẫn công) khoảng 1,1 – 1,25 triệu đồng/m² xây dựng nhà phố; 1,2 – 1,5 triệu đồng/m² xây nhà biệt thự. Giá phần hoàn thiện phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại vật liệu, xuất xứ, hiệu… Thường nếu sử dụng cửa sắt, sơn nước và các loại vật liệu trang trí trung bình thì giá hoàn thiện vào khoảng 500.000 – 700.000đ/m² xây dựng.
Ðể biết giá cả và có thể quản lý tốt công trình trong quá trình thi công, bạn nên có dự toán chi tiết. Chi phí để thuê một nhà chuyên môn làm dự toán này chỉ vài trăm ngàn đồng/căn nhà phố. Nhờ vào dự toán đó, bạn nắm chắc danh mục vật tư và giá thành cụ thể đồng thời quản lý được công trình.
Ca Dao (ghi)
Sài gòn Tiếp thị
(Đây là bài tư vấn của tôi trên báo Sài gòn Tiếp Thị, khoảng năm 2004. Đăng lại để so sánh với cách tính hiện nay)
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời