QS. TỪ ĐÁY GIẾNG
QS. TỪ ĐÁY GIẾNG
1. Kiến thức chính thống duy nhất về QS của tôi là từ khóa học năm 1997 của Bộ Xây dựng phối hợp cùng Davis Langdon & Seah. Còn sau đó đều là những thứ lê la cóp nhặt
QS. TỪ ĐÁY GIẾNG
1. Kiến thức chính thống duy nhất về QS của tôi là từ khóa học năm 1997 của Bộ Xây dựng phối hợp cùng Davis Langdon & Seah. Còn sau đó đều là những thứ lê la cóp nhặt từ Internet, cà phê chém gió với anh em. Cũng có lần liên hệ với Davis Langdon & Seah, nhưng với khả năng English của mình thì có lẽ họ không muốn trả lời thư thứ 2. Cũng vài lần đi xin việc QS nhưng kiểu như chỉ đi cho biết, để dượt tiếng Anh thôi (có lần nộp đơn vào công ty nào làm nhà ga quốc tế TSN, một cha Ấn Độ phòng vấn, rớt, tất nhiên)
2. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nói ra đây những gì hiểu biết của mình, mong anh em nào còn mơ hồ về QS thì cũng có những khái niệm ban đầu. Biết mình đang ở đáy giếng nên rất mong anh em rành hơn chỉ bảo thêm.
3. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu về một thứ gì đó, là so sánh với thứ tương tự đã biết. Cái gần nhất có thể so sánh được với QS, đó là công việc DỰ TOÁN ở VN.
4. Tuy nhiên, khác với cách quản lý ở VN, QS là một dịch vụ xuyên suốt, từ lúc bắt đầu hình thành dự án (khái toán ban đầu cho CĐT đánh giá lựa chọn phương án), triển khai chi tiết hơn (khái toán chính xác và chi tiết hơn), hoàn thành bản vẽ (dự toán) và thi công xây dựng (kiểm soát chi phí).
5. So sánh với cách quản lý ở VN, vẫn đủ các bước như vậy, nhưng KHÔNG PHẢI LÀ MỘT DỊCH VỤ XUYÊN SUỐT. Khái toán nhiều khi do mấy ông Kiến trúc sư làm. Thiết kế lại một đơn vị khác nên dự toán lại người khác làm. Tới hồi thi công thì phần kiểm soát khối lượng và chi phí lại là ông Tư vấn giám sát. Do nhiều người làm, nhiều công đoạn như vậy nên số liệu nhiều khi không đồng bộ, sai sót.
6. Cũng lưu ý là tuy QS khởi nguồn từ Anh Quốc, nhưng mỗi nước, mỗi khu vực lại có những cách làm khác nhau. Nên đừng thấy khác mà bảo người ta sai. Hình như Việt Nam mình ảnh hưởng nhiều từ cách làm của Anh Quốc. Các nước trong khối Liên Hiệp Anh chắc đều chung kiểu làm này (Hồng Kong, Úc, Canada, Ấn Độ ...)
7. Tuy hình thức hay cách quản lý có thể khác nhau, nhưng cái cơ bản đều phải là TÍNH KHỐI LƯỢNG. Vì vậy, nếu các bạn rành tính khối lượng thì có thể học QS khá nhanh, vì chủ yếu là học về form mẫu bảng biểu và cách làm việc thôi mà.
8. Nhờ là hồi xưa học, có nói là Chuyên gia QS hầu hết không phải là Kỹ sư. Vì công việc tính khối lượng không cần thiết phải là Kỹ sư Xây dựng, chỉ học nghiệp vụ QS được rồi. Tất nhiên vẫn phải có kiến thức cơ bản về thiết kế và thi công, nhưng đâu cần phải tính được kết cấu chi? Ở VN mình thì ngược lại, đa số QS là kỹ sư (hơi phí) nhưng lại không hề được học về chuyên môn (thậm chí môn dự toán chỉ được dạy ở Trung cấp, đại học chỉ là môn tự chọn, đậu xanh rau má).
9. Tôi bị thuốc. Trong khóa học năm 1997 đấy, có nói là chi phí QS khoảng 3-4%, còn tổng CP thiết kế và tư vấn lên tới 20-25%. Ô thế này ngon nhể. Nếu VN áp dụng thì thằng QS sẽ kiếm được rất nhiều đây. Vì vậy, từ lúc đó, tôi chỉ chăm chăm hướng tới việc trở thành một đơn vị dẫn đầu về QS của VN, đi tắt đón đầu, để thành đại gia. Kết quả, QS giờ chỉ là một mảng nhỏ rất nhỏ.
10. Tất nhiên mảng nhà nước thì càng lộm nhộm họ càng kiếm được nhiều. Nên tôi trông chờ vào thị trường ngoài nhà nước đang nổi lên mạnh mẽ. Nhưng cũng chẳng ai cần một thằng tự nhiên nhảy vào để biết hết mọi ngõ ngách của họ, đi đêm bao nhiêu để lấy đất, bao nhiêu để xin phép lố 3 tầng, rồi có tiền thì thằng này cũng lén cắn miếng to hơn thằng kia.
TÓM LẠI, tôi đặt cược vào QS và không thành công. Nhưng bù lại, tôi cũng có một số phần mềm được anh em sử dụng nhiều, anh em SG khi nghĩ đến DỰ TOÁN là nhớ đến mình. Đợt tới sắp hoàn thành PM dtPro AuTo, hứa hẹn thay đổi hoàn toàn cách làm dự toán và giảm thời gian làm dự toán cho anh em.
Thôi, sống trên đời, BIẾT ĐỦ.
www.thangdutoan.vn #thangdutoan Thắng Dự Toán
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời