XÂY NHÀ – CHÁY TÚI?!
Dành dụm được ít tiền, anh Hải quyết định thực hiện việc hệ trọng nhất của đời người: ”Làm nhà”. Nhân có anh bạn cùng cơ quan mới xây xong ngôi nhà to đẹp, anh quyết định “tầm sư học … kinh nghiệm”. Lời vàng ý ngọc đầu tiên của sư anh là: “Coi chừng đổ nợ”
DỰ TRÙ KINH PHÍ
Theo thói quen, khi chuẩn bị làm nhà, mọi người chỉ nhắm chừng xem căn nhà hết bao nhiêu tiền để chuẩn bị chứ không tính toán cụ thể. Người nào cẩn thận hơn thì đi thăm dò giá một vài chủ thầu và nhờ họ ước tính dùm chi phí vật liệu (nếu chỉ muốn giao nhân công). Tuy nhiên, mỗi chủ thầu nói một cách khác nhau làm chủ nhà bối rối. Có nhà thầu nói giá thấp, cốt nhận công trình đã rồi tìm cách xoay sở sau. Có nhà thầu phát giá thật cao, nhận được thì nhận, không thì thôi vì đã đủ việc làm rồi. Nếu chủ nhà chỉ giao nhân công, thầu sẽ báo giá phần nhân công đúng nhưng giảm giá trị vật liệu để chủ nhà thêm quyết tâm xây. V..v.. Cộng với tâm lý luôn muốn làm to hơn, đẹp hơn nên đa số chủ nhà “đuối sức” khi công trình sắp hoàn thành. Nhiều người phải vay nợ, thậm chí gác lại một vài việc hoàn thiện chờ đến khi nào có tiền mới làm nốt.
TÍNH TOÁN CỤ THỂ
Đang lúc bối rối, tình cờ anh Hải đọc được mẩu quảng cáo trên SGTT: “Nhận tính dự toán và tư vấn quản lý và tiết kiệm chi phí xây dựng”. Ừ thì thử xem sao!
“Rất hiệu quả”-anh Hải hào hứng-“nhất là so với chi phí chỉ vài trăm ngàn”. “Họ sẽ tính toán chi tiết chi phí cho từng công việc một để tổng hợp ra tổng giá trị, chẳng hạn bê tông móng là bao nhiêu, bê tông cột, đà dầm sàn là bao nhiêu, xây tường, tô tường, lót nền … là bao nhiêu. Thậm chí, họ còn tổng hợp theo từng phần tùy theo yêu cầu của mình như móng, thân, xây tường, tô, hoàn thiện … Ngoài ra, họ cũng có các bảng tổng hợp vật tư cho toàn công trình và cho từng phần như trên để tiện theo dõi khi thi công. Vô cùng tiện lợi.”
Sau khi cân nhắc với khả năng tài chính, anh Hải đã lựa chọn được phương án xây dựng phù hợp nhất. “Trong quá trình thi công, tôi luôn so sánh chi phí với dự toán để điều chỉnh cho thích hợp. Chẳng hạn, phần móng nhiều hơn dự toán thì phải tìm cách giảm chi phí khác lại (gạch lát, cửa, thiết bị vệ sinh …) để đảm bảo không phát sinh chi phí nhiều quá. Hay ngược lại, khi gần hoàn thiện rồi mà chi phí thấp hơn dự toán thì có thể tự cho phép xài đồ xịn hơn một chút. Kết quả là tôi luôn kiểm soát được chi phí và tránh những phát sinh ngoài tầm với. Ngoài ra, nhờ có bảng tổng hợp vật liệu theo từng giai đoạn, tôi có thể dễ dàng kiểm soát mức hao phí vật tư, tránh lãng phí. Như ở công trình này, sau khi thấy khối lượng Xi măng dùng cho móng nhiều hơn dự toán đến 20%, tôi đã phải yêu cầu nhà thầu tìm hiểu và giải trình nguyên nhân. Tuy không lấy lại được phần lãng phí nhưng ở các hạng mục sau, nhà thầu đã có ý thức tiết kiệm hơn trong việc sử dụng vật tư”.
THỰC HIỆN
Trước đây, các dự toán thường được làm theo kiểu “nhà nước” nên rất rắc rối khó hiểu đối với những người không có chuyên môn. Có lẽ do vậy mà các công trình nhà dân thường không cần làm dự toán và đa số các đơn vị tư vấn cũng hay “trốn” khâu này, tuy rằng nó rất cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đơn vị tư vấn đã nhận ra sự cần thiết của dự toán nên đã tính toán các chi phí theo đúng thực tế giúp chủ nhà kiểm soát tốt các chi phí khi xây dựng. Nhất là sự ra đời của các chương trình dự toán chuyên dùng cho nhà dân, chẳng hạn chương trình dtPro 2007ND của Công ty TVXD Dự toán đã giúp chuyên môn hóa công việc tính toán, tăng độ chính xác và tiện dụng của các dự toán lên rất nhiều.
Khi ký hợp đồng tư vấn thiết kế, bạn nên yêu cầu nhà tư vấn cung cấp dự toán kèm theo bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, nhiều văn phòng tư vấn thiết kế không có bộ phận dự toán chuyên trách nên họ không nhận làm dự toán hoặc dự toán không đúng yêu cầu (tính quá rắc rối theo kiểu nhà nước, không tổng hợp chi phí và hao phí vật liệu theo từng giai đoạn …). Trong trường hợp này, bạn cũng có thể tìm tới những công ty chuyên về dự toán và quản lý chi phí. Thường kết quả tính toán của các công ty chuyên nghiệp này chỉ sai khác với thực tế chừng 5% mà thôi. Căn cứ vào kết quả đó, bạn có thể tìm cách điều chỉnh (vật liệu, kiến trúc, kết cấu … thậm chí làm thêm hoặc cắt bớt diện tích xây dựng) để phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Trong quá trình thi công, bạn chú ý so sánh đối chiếu mức hao phí thực tế (cả về tiền và các vật liệu) với dự toán. Chắc chắn sẽ có những sai lệch như giá vật liệu thay đổi, đổ bê tông bị phình, tô lát dày hơn quy định … nhưng căn cứ vào dự toán, bạn có thể kiểm soát và hạn chế những hao phí không cần thiết. Đồng thời, bạn cũng có thể so sánh tổng chi phí theo từng giai đoạn với dự toán và tiếp tục điều chỉnh (giá, chủng loại, số lượng vật tư …) nếu thấy cần để chi phí luôn nằm trong giới hạn kiểm soát của bạn.
ĐC liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Dự toán. 356 Huỳnh Văn Bánh P14 – 115/44 Lê Văn Sỹ P13 Q.PN. ĐT: 08.9915840-8444989 www.dutoan.com
Đặc biệt, chúng tôi đang có đợt khuyến mãi nhân dịp công bố cách tính dự toán mới. Tất cả khách hàng tính dự toán trong tháng 7 sẽ được giảm giá 50%, chỉ còn 1.000đ/m2XD. Tức là công trình 200m2 chỉ tốn 200.000đ mà sẽ có thể dùng để quản lý và tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi xây dựng công trình. Tham khảo thêm tại đây
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời