KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP XÂY DỰNG (Buổi 4)
Hãy nhớ, làm thầu là mình bạn kiêm tất, từ kế toán thủ quỹ nhân sự vật tư marketing ... nên bạn phải cực chuyên nghiệp. Lúc làm thầu (nói chuyện với chủ nhà) phong thái phải đáng mặt thằng thầu, nhưng làm thằng vật tư (đi mua hàng) phải đo lọ mắm ngắm lọ tương, mặc cả sát ván từng đồng. Rồi lúc làm kế toán (ghi chép sổ sách) phải tỉ mỉ từng đồng từng xu, kiểm quỹ thiếu một trăm ngàn cũng phải tìm cho ra. Chứ thầu mà kiểu hiên ngang đút túi quần, tiền trong cặp, cần móc ra xỉa, có ngày bán hết đi mà bù.
CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ THI CÔNG
>>> Quản lý và tiết kiệm chi phí xây dựng, đương nhiên sẽ tăng lợi nhuận. Hoặc có thể báo giá thấp để tăng sức cạnh tranh, dễ nhận công trình hơn.
>>> Cái khó của việc quản lý thi công nhà dân: Quy mô nhỏ, không thể tổ chức bộ máy hoành tráng được vì chi phí sẽ đội lên.
- Công cụ quản lý
o Thông tin, báo cáo:
Ứng dụng các mạng xã hội (Zalo, Group Facebook, các ứng dụng chát nhóm) thay thế cho các công cụ truyền thống (a lô, mail). Tuy đã văn minh hơn nhiều, nhưng việc tìm kiếm thông tin vẫn khó khăn.
Các phần mềm quản lý chuyên dụng (Trello, Slack, Asana, WeWork ...): Chuyên nghiệp hơn nhưng lại khó dùng hơn.
o Tài chính: Hầu hết không có công cụ quản lý tập trung (Công ty lớn mới có PM kế toán nối mạng). Thậm chí nhiều thầu còn không có cuốn sổ lận lưng, thành ra không kiểm soát được để biết có tiết kiệm hay không. Gợi ý: Dùng Google Sheet. Có lớp học thứ 5.
o Vật tư, thiết bị: Bó tay. Nghiệp vụ duy nhất là đếm.
- Quản lý nhân công:
o Tổ chức tốt
o Thời gian
o Năng suất
o Tránh sai hỏng làm đi làm lại (đổ lố cột, xây tường sai trục, quên để cửa ...)
o Tránh những lãng phí không đáng có (dọn dẹp vệ sinh khi hoàn thiện, yêu cầu đội nào làm tự dọn và vệ sinh, hư hỏng phần đã hoàn thiện tường, gạch ... phải làm lại ...)
o Ưu tiên máy móc để giảm nhân công
o Quản lý bằng định mức nhân công (phải là định mức thực tế, không xài ĐM nhà nước). Có thể sử dụng dtPro MyHouse để kiểm soát. VD: Hết phần móng, xem tiêu hao nhân công là bao nhiêu, so với số công tính trong PM để biết có hao hụt hay không và có biện pháp khắc phục.
- Thiết bị (giàn giáo, ván khuôn, máy móc ...)
o Đặc trưng: Thời vụ. Mua, thuê, chỗ để ...
o Giàn giáo tăng chống ...: Mua là có lợi nhất. Nhiều người coi là khoản lời. Nhưng việc phải đều, và phải có chỗ để. Nếu không phải tính nước đi thuê, giá sẽ cao hơn, mất mát hư hỏng đền khá mệt.
o Ván: Thường là mua, dùng xong công trình cũng coi như bỏ, có thể tận dụng sang công trình khác một phần nhỏ.
o Thiết bị: Mua. Trừ trường hợp đặc biệt như vận thăng.
o Sử dụng tiết kiệm
o Vận hành đúng
o Luân chuyển
o Lưu ý khi nhận những nhà có các khoang cột, dầm, sàn nhỏ -> nát hết ván. Phải tính giá cao lên.
o Hao hụt, mất mát
o Định mức. Nên tính theo khối lượng trong dtPro MyHouse, đó là khối lượng m2 tiếp giáp bê tông, chính xác hơn.
HẾT BUỔI THỨ 4 NGÀY 4/3/2019, BUỔI THỨ 5 SẼ TIẾP TỤC
- Quản lý vật tư
o Thi công đúng yêu cầu (trộn đúng tỉ lệ)
o Tính toán sử dụng vừa đủ (báo bê tông tươi, trộn dư bê tông, trộn dư vữa – chôn, gọi dư đá cát bỏ)
o Đừng tiếc trang bị (cắt gạch, cắt tường ...)
o Tận dụng vật tư (vữa rớt, gạch rớt ...)
o Hao hụt, mất mát
o Quản lý bằng định mức vật tư (phải là định mức thực tế, không xài ĐM nhà nước)
- Các chi phí gián tiếp
o Thợ cả hoặc cai
o Kỹ thuật
o Văn phòng, kế toán, quản lý ... Lưu ý tính cả lương thầu hoặc lương bộ máy quản lý vào
o Bảng biển hiệu công trình, an toàn ...
o Các chi phí luật lệ
o Chi phí chuyển quân, chuyển thiết bị
o Thưởng, ăn nhậu
o Điện nước
>>> Các thầu truyền thống thường tổ chức các công việc trực tiếp rất tốt. Nên họ làm quy mô nhỏ, và họ tự quản lý thì chi phí rất thấp nên rất cạnh tranh. Nhưng ở quy mô lớn hơn, phức tạp hơn thì họ lại đuối, lúc này ai tổ chức được tốt hơn sẽ thắng, tuy chi phí cao hơn, giá cao hơn nhưng chủ nhà sẽ yên tâm hơn.
>>> Anh em kỹ thuật và KTS thường không có kinh nghiệm trực tiếp làm, nên phải sử dụng và phụ thuộc cai, nên khó quản lý và thường chi phí trực tiếp cao hơn. Thêm bộ phận quản lý nên chi phí gián tiếp cũng cao, thành ra giá thành cao hơn. Nên tận dụng thế mạnh kỹ thuật và mỹ thuật, nhận các công trình lớn và giá cao.
>>> Nhưng cái quan trọng nhất là các bạn phải hạch toán được. Thì mới biết đúng sai, tiết kiệm hay lãng phí, để rút kinh nghiệm.
>>> Hãy nhớ, làm thầu là mình bạn kiêm tất, từ kế toán thủ quỹ nhân sự vật tư marketing ... nên bạn phải cực chuyên nghiệp. Lúc làm thầu (nói chuyện với chủ nhà) phong thái phải đáng mặt thằng thầu, nhưng làm thằng vật tư (đi mua hàng) phải đo lọ mắm ngắm lọ tương, mặc cả sát ván từng đồng. Rồi lúc làm kế toán (ghi chép sổ sách) phải tỉ mỉ từng đồng từng xu, kiểm quỹ thiếu một trăm ngàn cũng phải tìm cho ra. Chứ thầu mà kiểu hiên ngang đút túi quần, tiền trong cặp, cần móc ra xỉa, có ngày bán hết đi mà bù.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời