KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP XÂY DỰNG (Buổi 3)
Tóm lại: Bạn nên tìm hiểu các mô hình này, lợi hại để khi khởi nghiệp lựa chọn mô hình cho đúng. Khi bắt đầu vững vàng thì lại phải có chiến lược để mở rộng
CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ THI CÔNG
- Nhắc lại các vấn đề đã nói ở 2 buổi trước, việc lựa chọn mô hình quản lý công trường khi mới khởi nghiệp, 2 hình thức thợ cả và cai, lựa chọn khi bắt đầu khởi nghiệp
- Hai hình thức này đều chỉ phù hợp với những người trực tiếp quản lý
- Với Kỹ sư và kiến trúc sư và những người không thể trực tiếp quản lý, có thể khoán. Khoán nhân công hoặc khoán trọn gói. Ưu nhược điểm.
- Cũng có người hợp tác với một người có thể trực tiếp làm, xong rồi chia. Nhưng cái vụ chia này khá rắc rối và cũng có thể gặp rủi ro.
- Nếu mở rộng, có thể tổ chức theo hình thức Công ty -> Kỹ thuật ->Cai: Quan liêu, phải tổ chức bộ máy tốt.
- Chi phí gián tiếp (chi phí quản lý + chuẩn bị, chi phí chung ...) cho từng loại hình:
o Thợ cả 3-5%
o Cai 5-10%
o Khoán: Chi phí nằm trong giá khoán, phần gián tiếp của mình còn khá nhỏ
- Quản lý vật tư (nếu nhận được vật tư): Ưu tiên tự mua và kiểm soát vật tư, vì cái này dễ thất thoát. Nếu phân công cho người khác thì phải hoặc tin tưởng, hoặc kiểm soát được. Nhưng trong thực tế thì rất khó khăn, như kiểu cái mâu cái thuẫn. Mình nghĩ ra cái này để kiểm soát thì họ lại nghĩ ra chiêu khác để lách. Có thể lựa chọn khoán những phần vật tư phụ ...
- Lựa chọn mô hình phù hợp
o Trực tiếp làm, quy mô vài ba cái, nên tìm thợ cả hoặc cai nhưng cai vẫn phải làm để giảm chi phí. Gặp mấy ông làm ít chém nhiều, tới công trình chỉ chắp tay sau lưng ngó ngó coi chừng đổ nợ. Hình thức này chi phí thấp nhất, có thể giảm giá để cạnh tranh.
o Ít thời gian, có thể thuê cai. Nhưng chi phí cao hơn chút. Và phải tìm được cai tốt. Đồng thời cũng phải bám sát.
o Không trực tiếp làm, số lượng công trình không ổn định, có thể khoán lại trọn gói. Không ủng hộ hình thức này, vì đó là bán công trình, rất dễ bể. Chi phí thường cao.
o Cũng có thể lựa chọn hình thức khoán nhân công. Nếu nhận được giá cao, chọn được đội khoán tốt và khoán lại giá tốt thì đội khoán có thể sẽ làm tốt. Nếu không thì cũng rất dễ bể. Chi phí cũng khá cao.
o Và hình thức cuối cùng để lựa chọn là tổ chức bộ máy thi công kiểu công ty. Mấy sơ đồ dạng lý thuyết này trên mạng đầy. Trên là Ban giám đốc, rồi Kỹ thuật, rồi Phụ trách thi công, rồi cai ... Tuy nhiên, chi phí cao, đồng thời phát sinh tình trạng quan liêu nên thường không phù hợp với các công trình nhà dân. (Bia Hoa Viên, An Phong)
o Vậy các bạn có thể hỏi, các công ty lớn thì hiện nay họ quản lý thế nào. Hầu hết là khoán, nhưng cái thì họ ký được cao, khoán lại cao nên vẫn ổn. Cái thì họ ép nhà thầu, vào rồi làm banh hết ôm đầu máu chạy ra (vì họ giữ tiền, và các điều khoản pháp lý rất chặt chẽ). Cái thì họ ép chủ nhà, họ nắm luật trong tay chủ nhà sao mà lại được. Nhưng cũng có cái thì thầu phụ không lời khi ký với công ty, nhưng nhận được những việc hoàn thiện nội thất, nên vẫn kiếm được. Và tất nhiên, họ có những đội ruột, cái nào ngon thì đội ruột làm theo kiểu trực tiếp nên lợi nhuận vẫn tốt.
- Tóm lại: Bạn nên tìm hiểu các mô hình này, lợi hại để khi khởi nghiệp lựa chọn mô hình cho đúng. Khi bắt đầu vững vàng thì lại phải có chiến lược để mở rộng. VD từ mô hình thợ cả, nhận được nhiều công trình thì mở ra một số cái là cai, thêm nữa có thể khoán, thêm nữa thì thành mô hình công ty. Nhưng phải hết sức thận trọng, vì nhiều anh em làm 2, 3 cái thì OK, mở ra càng nhiều càng chết.
Full: http://thangdutoan.vn/videos-1092/kinh-nghiem-khoi-nghiep-xay-dung/
www.thangdutoan.vn #thangdutoan #kinhnghiemkhoinghiepxaydung
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời