73. DẦM SÀN CÁC TẦNG
Câu chuyện thật của một nhà thầu. Thành công? Thất bại? Có thể bạn sẽ chẳng học được gì qua những câu chuyện thành công, thất bại này. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy bóng hình mình trong đó, nếu bạn từng làm thầu, từng vui mừng khi nhận công trình, từng cay đắng lê bước ra khỏi căn nhà tuyệt vời mà bạn vừa hoàn thành, và gặm nhấm lời nguyền của dân xây dựng: "Bạc như vôi ..."
NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn #thangdutoan #nicehouse #tialuatudongtrotan
73. DẦM SÀN CÁC TẦNG
- Sử dụng hoàn toàn hệ giàn giáo tăng chống và đà sắt.
- Khi chống ở tầng trệt, bắt buộc phải đầm lèn nền kỹ càng trước khi chống. Phải có các tấm ván lớn kê chân giàn giáo và chống, tránh lún khi đổ BT.
- Không được tháo dỡ ván khuôn của tầng ngay dưới của tầng đang làm, chuẩn bị đổ BT (đảm bảo nguyên tắc chống >= 2 sàn). Trường hợp sàn nhịp lớn, sàn bóng, sàn BT rỗng, sàn BTCT dự ứng lực, không nên dỡ sàn dưới 1 sàn nữa (chống 3 sàn), nếu dỡ phải chống điểm lại. (cập nhật vụ sập trường mầm non sáng ngày tôi viết bài này).
- Chú ý lớp móp ngăn cách nhà bên cạnh. Nhiều người chủ quan, không biết rằng khả năng nhà mình lún là rất cao (đang dưng chất thêm mấy trăm tấn lên, sẽ lún không ít thì nhiều). Nếu không có lớp móp mà phủ bạt sơ sài thì khi nhà mình lún sẽ kéo nứt nhà bên cạnh.
- Ngoài việc đảm bảo an toàn cho công nhân của mình thì còn phải có hệ thống giàn giáo bao che, lưới an toàn che chắn đồ vật dụng cụ mình rơi xuống, gây nguy hiểm (đã xảy ra trường hợp rơi cái xà cầy, vỡ mảnh ngói văng vào đầu người nhà hàng xóm. Tuy vẫn là may – nó mà rơi cả cây xà cầy vào đầu thì thôi – nhưng đi viện chụp chiếu nọ kia cũng tốn khá tiền và hồi hộp)
- Trường hợp đổ BT tươi phải gia cố thêm hệ ván khuôn, vì lực bơm rất lớn, có thể gây sập sàn.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời