70. TRỌNG LÝ VÀ TRỌNG TÌNH
Câu chuyện thật của một nhà thầu. Thành công? Thất bại? Có thể bạn sẽ chẳng học được gì qua những câu chuyện thành công, thất bại này. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy bóng hình mình trong đó, nếu bạn từng làm thầu, từng vui mừng khi nhận công trình, từng cay đắng lê bước ra khỏi căn nhà tuyệt vời mà bạn vừa hoàn thành, và gặm nhấm lời nguyền của dân xây dựng: "Bạc như vôi ..."
NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn #thangdutoan #nicehouse #tialuatudongtrotan
70. TRỌNG LÝ VÀ TRỌNG TÌNH
Người Việt Nam mình sống thường thiên về tình. Nên làm cái hợp đồng cũng rất sơ sài, chủ yếu ghi là thuê ông làm cái nhà, giá nhiêu đó. Vậy là xong. Nhiều khi có ghi lịch ứng tiền, mà thầu lên ỉ ôi năn nỉ có khi chưa tới cũng rút tiền cho ứng.
Người phương Tây (nhất là người Mỹ) thì trọng lý. Tất cả mọi điều khoản đều ghi vào hợp đồng, cứ vậy mà làm. Thậm chí trước khi kết hôn cũng xác nhận tài sản riêng để lúc ly hôn cho nhanh (có vẻ máu lạnh quá)
Nên nếu công trình thông đồng bén giọt thì không sao. Có vướng mắc hai bên cãi nhau nhùng nhằng, mà thường chủ nhà chịu thiệt.
Ví dụ vụ sập nhà trên đi. Nhiều khả năng sẽ chẳng có điều khoản nào liên quan tới vụ này (hầu hết hợp đồng ở HCM là theo một vài mẫu chung và không có). Mặc nhiên, chủ nhà coi đó là trách nhiệm của thầu, vì mày làm nhà cho tao, làm hư nhà bên cạnh thì mày phải đền chứ.
Nhưng với cái kiểu “vận dụng” luật ở xứ ta thì hơi mệt. Đúng mười mươi mà nó đưa thêm 5 đồng còn bị vật ngược trở lại nữa là.
Năm làm trưng cầu giám định cho Tòa Tối cao cái công trình sân Golf Phan Thiết, đọc cái hợp đồng của Mỹ, thấy đúng là đất nước nhiều luật sư nhất thế giới nên các điều khoản rất chặt chẽ. Tôi đã copy để đưa vào các hợp đồng bên tôi và tư vấn cho khách hàng. Chẳng hạn điều khoản liên quan tới vụ này:
Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn lao động cho tất cả nhân viên của mình, cũng như tất cả những người hay đồ vật, chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ công việc thi công xây dựng của nhà thầu.
Rất rõ ràng và chặt chẽ.
Còn nhiều cái nữa, chẳng hạn: Các hợp đồng của ta thường nêu một lô một lốc các căn cứ: Luật này, Nghị định kia, Thông tư nọ ... Chẳng hạn cái này là tôi copy ở một hợp đồng mà bên tôi mới tư vấn.
Trông thì tưởng hoành tráng, nhưng sai toét. Năm 2017 mà vẫn còn xài Luật Xây dựng 2003 (hiện giờ áp dụng luật Xây Dựng 2014 rồi). Các căn cứ khác cũng sai toét luôn. Thực ra hợp đồng không cần phải đưa mấy cái căn cứ này vào, nhưng chẳng hiểu sao thói quen cứ để vậy.
Trong thực tế các công ty cứ copy đại cái mẫu ở đâu đó, xong sửa tên, chẳng cần quan tâm xem đúng hay sai, còn hiệu lực hay không.
Vì vậy, chúng tôi hay xài câu:
Hợp đồng này được thực hiện và ký kết tại Tp.Hồ Chí Minh trên cơ sở pháp luật hiện hành vào ngày tháng năm 20... giữa các bên
Ghi chung chung là trên cơ sở pháp luật hiện hành, nên khi làm hợp đồng mới cứ vô tư copy ra, khỏi phải tìm hiểu xem các căn cứ đó có còn hiệu lực hay không nọ kia.
Hay:
Ghi càng rõ ràng thì càng đỡ tranh cãi về sau. Chứ cứ ghi chung chung khoán phần thô, tới lúc làm hai bên cãi nhau mệt.
Hoặc nữa:
Nói chung, càng ghi chi tiết thì càng dễ thực hiện về sau này.
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu và soạn được mẫu khá hoàn chỉnh, phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và thầu, xin vui lòng download trên dutoan.com
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời