NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn. Phần 11. TRIỂN KHAI NiceHouse
Việc triển khai và quản lý công việc thi công khá đau đầu. A Tú nói:
- Thì giờ mình làm cứ tuyển cai rồi để cai chủ động tuyển thợ thôi …
Mình muốn làm gì cũng thật chắc chắn và bài bản, nên tìm hiểu các cách thức quản lý trong thị trường xây dựng nhà phố biệt thự. Theo thời gian thì có các hình thức quản lý như sau:
1. Thầu + thợ cả: Đây là mô hình truyền thống, thầu tổ chức mọi công việc. Ở công trường thợ cả sẽ trực tiếp quản lý, nhưng vẫn làm cùng với anh em công nhân. Mô hình này chỉ phù hợp với quy mô nhỏ, một lúc làm hai hoặc ba công trình, các công trình gần nhau.
2. Thầu + cai: Khi số công trình nhiều lên hoặc các công trình cách xa nhau, Thầu không thể tự mình sắp xếp tất cả các công việc nữa. Nên người thợ cả sẽ là người sắp xếp công việc và sẽ trở thành Cai. Đổi lại thì Cai sẽ ít làm trực tiếp hơn, nhiều khi là Cai chỉ quản lý chứ không làm nữa. Cai sẽ chủ động hơn thợ cả, là người tổ chức nhân công và sắp xếp công việc. Có thể sẽ có thêm người mua bán và quản lý vật tư (có thể kiêm luôn bảo vệ, trông coi công trình hoặc trả thêm công nhân ít tiền để công nhân trông coi luôn). Mô hình này phổ biến hiện nay.
3. Thầu (công ty) + cai + kỹ thuật: Quy mô lớn hơn, hoặc với công ty thì phải thêm kỹ thuật nữa.
4. Khoán lại: Thường cách này khá rủi ro, vì sau kiểu gì chủ nhà cũng biết. Ở các công trình lớn thì việc khoán lại là bình thường và phần chênh lệch có khi lên tới 10-15%, nhưng ai cũng hiểu đó là chi phí quản lý và điều hành. Còn ở nhà phố, khoán lại chủ nhà sẽ nhìn như quân ăn cướp, nhận rồi chặt mất một khúc. Thầu phụ cũng sẽ than khóc với chủ nhà để moi móc thêm chút đỉnh nên sẽ trở thành ấn tượng xấu với chủ nhà.
5. Khoán theo công việc: Đa số các công trình lớn đều triển khai theo hình thức khoán nhân công theo công việc. Nhưng với nhà phố biệt thự thì khối lượng công việc nhỏ, công nhân đa số không rành tính toán nên khó áp dụng hình thức này.
Mình thấy các công trình lớn đều khoán theo công việc, nên cho rằng hình thức này sẽ tốt hơn. Anh em công nhân chủ động thời gian và nhận lương theo công việc nên thu nhập sẽ cao hơn. Nên sẽ kết hợp giữa khoán lại và khoán công việc thành: KHOÁN PHẦN VIỆC
Tức là vẫn khoán toàn bộ nhân công, nhưng chia nhỏ ra phần móng, phần thân, phần xây tô, phần ốp lát … xong phần nào thanh toán phần đó. Như vậy nếu lỡ thầu phụ trở quẻ thì thanh toán hết theo khối lượng rồi mình kiếm đội khác. Họ chủ động và có lời thì cũng sẽ hăng hái hơn.
Anh Tú thì sợ rằng cách này rối quá, khó quản lý.
Mình với anh Tú thống nhất giai đoạn đầu sẽ làm theo kiểu Công ty + cai + kỹ thuật, sau ổn rồi sẽ thử nghiệm hình thức khoán phần việc.
Sẽ triển khai thi công thật bài bản, chuyên nghiệp để nhận cao hơn thị trường ít nhất là 10%. Có sở trường về dự toán chắc không sợ lỗ.
- Về nhân công: Sẽ sàng lọc công nhân, trả lương cao hơn thị trường, chọn một số làm quân ruột. Có thể sẽ tuyển dụng một số trả lương tháng để anh em yên tâm làm việc.
- Về mô hình quản lý: Vẫn quản lý theo kiểu cai là người tổ chức công việc. Trên cai sẽ có kỹ thuật, phụ trách vài công trình.
- Về cách tổ chức: Khi ít việc gom lính ruột về 1 công trình. Có công trình mới sẽ lấy quân ruột làm nóng cốt, tuyển thêm bên ngoài. Lập một đội, kiểu như đội “phản ứng nhanh” là quân chiến, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp các đội khác đuối.
- Về kỹ thuật: Lập các bảng tiêu chuẩn kỹ thuật thật đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện để các đội thực hiện theo để đảm bảo chất lượng chung. Kỹ thuật sẽ là điểm mấu chốt để tạo ra sự khác biệt thương hiệu.
- Tuyệt đối không khoán để đảm bảo chất lượng và thương hiệu.
Do biết yếu điểm của mình nên phân công anh Tú phụ trách việc triển khai thi công, mình phụ trách quảng bá thương hiệu và điều hành chung. Bắt đầu bàn về các vấn đề kỹ thuật, làm sao thi công đảm bảo chất lượng tốt nhất.
(Tự truyện NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn - Xem thêm trên thangdutoan.vn)
#thangdutoan #nicehouse #tialuatudongtrotan
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời