Nicehouse: Tia lửa từ đống tro tàn. Phần 15. BÊ TÔNG TƯƠI
Vậy nếu sử dụng bê tông tươi thì sao? Về nguyên tắc thì BT tươi chất lượng đảm bảo và đồng nhất hơn. Vì được cân đong cốt liệu bằng máy móc chuyên dụng, trộn bằng máy lớn và được đảo liên tục trong suốt quá trình vận chuyển. Nhưng lại khó kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (cát, đá, xi măng) và cả tỷ lệ phối trộn. Tất cả đều phải tin vào nhà cung cấp và kiểm soát bằng cách đo độ sụt, lấy mẫu ở công trường … (những cái này mình thấy nhà dân ít làm hoặc làm khá hời hợt)...
Còn kẹt một cái nữa là vào thành phố thì bị cấm đường, phải đổ buổi đêm, chỉ tiện khi làm ở các khu dân cư mới ở vùng ven thôi. Vào hẻm nhỏ hay đường cấm dừng cấm đỗ thì bó tay. Tất nhiên, bên bê tông vẫn có cách “lo” được, nhưng giá thành cũng đội lên.
Ngoài ra, thường phải gọi dư bê tông ra một chút. Nên cũng tốn thêm chút. Thường thợ có thời gian thì làm trước mấy cái lanh tô hay đan gì đó, dư thì đổ cho đỡ phí BT.
Giá thì đương nhiên cao hơn trộn tay một chút, nhưng mỗi sàn thêm một vài triệu mà đổi lấy sự yên tâm thì cũng không phải cái mà chủ nhà băn khoăn lắm.
Vì vậy thống nhất sẽ ưu tiên phương án đổ BT tươi nếu có điều kiện.
Lưu ý: Khi đổ BT tươi thì phải chú ý hệ thống giàn giáo ván khuôn chắc chắn hơn một chút, vì lực bơm rất mạnh. Đã có trường hợp lực bơm mạnh quá làm rung lắc và sập giàn ván khuôn.
Các công việc bắt buộc phải làm để kiểm soát chất lượng bê tông:
Ảnh 1: Đo độ sụt
Ảnh 2: Đo nhiệt độ (có thể bỏ qua cũng được)
Ảnh 3: Lấy mẫu
Ảnh 4: Nén thí nghiệm
Ảnh 5: Mẫu bị phá hủy
NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn #thangdutoan #nicehouse #tialuatudongtrotan
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời