Bài 11: Đơn giá lấy ở đâu vậy thày? Làm sao biết giá đó làm có lời? Làm sao biết giá đó có quá cao không?
Biết ngay là sẽ hỏi câu đó mà. Câu trả lời là: KINH NGHIỆM. Và để có kinh nghiệm, các bạn sẽ phải trả giá nhiều.
Biết ngay là sẽ hỏi câu đó mà. Câu trả lời là: KINH NGHIỆM. Và để có kinh nghiệm, các bạn sẽ phải trả giá nhiều.
Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách tính toán để việc trả giá ít đi. Nhớ mời tôi bia nhé?
Đầu tiên, các bạn sẽ phải tính được giá thành công việc. Thành phần hao phí của các công việc là:
a. Vật liệu: Bạn sẽ phải sử dụng kinh nghiệm (lại kinh nghiệm!) để xác định hao phí vật tư cho công việc. Nếu chưa biết, có thể tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng định mức nhà nước (nói chung sử dụng định mức nhà nước thì phải điều chỉnh nhiều vì định mức nhà nước được lập từ lâu, theo tiêu chuẩn Liên xô và ít/chậm được thay đổi)
VD: Xây tường gạch ống dày 10cm VXM M75 sẽ phải sử dụng (1m2):
+ 70 viên gạch
+ 8 kg xi măng
+ 0.03 m3 cát
(Lưu ý, định mức này tôi dựa theo định mức nhà nước nhưng tăng lên nhiều theo thực tế)
b. Nhân công: Theo kinh nghiệm hoặc đơn giá khoán. VD: Đơn giá khoán hiện nay trên thị trường (tp. HCM) khoảng 45.000đ/m2, tương đương với 0.2 công/m2
c. Máy thi công: Tương tự, tính hao phí máy cho mỗi đơn vị khối lượng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính toán chi li ca máy cho mỗi đơn vị cũng tương đối khó khăn, ví dụ khi đưa máy tới nhưng vướng mặt bằng thi công được một hai ngày rồi ngưng, để máy đó ... Vì vậy, nhiều loại máy không tính theo định mức cho từng công việc mà lập bảng cho cả công trình sau đó phân bổ vào công việc theo tỷ lệ %.
d. Chi phí chuẩn bị thi công: Cổng hàng rào, văn phòng, điện nước, đồng phục ... Sẽ tính cho toàn bộ công trình và phân bổ theo tỷ lệ %
e. Chi phí quản lý: Lương cán bộ công trường, phân bổ chi phí quản lý công ty, văn phòng phẩm, chi phí tài chính, tiếp thị ... Cũng tính cho toàn công trường và phân bổ theo tỷ lệ %
Cộng tổng các chi phí trên sẽ được giá thành công việc.
Sau đó bạn tính thêm lợi nhuận để được giá dự thầu.
Vậy lợi nhuận tính như thế nào là hợp lý? Câu trả lời là không có con số nào là hợp lý cả mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, cạnh tranh ...
Chẳng hạn, công ty bạn đang có nhiều công trình và có dấu hiệu hơi vượt quá năng lực đáp ứng về nhân lực, tài chính ... thì có thể bạn tính lợi nhuận cao. Trúng thì lời nhiều, trượt thì cũng không sao.
Nhưng nếu công ty đang dần bàn giao các công trình và chưa có công trình gối đầu, có thể bạn phải chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp để lấy công trình nuôi lính. (nhiều khi phải chấp nhận lợi nhuận là 0%)
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời