Các lưu ý khi sử dụng bộ định mức và đơn giá
Nguyên tắc là khi áp định mức, đơn giá các bạn phải đọc kỹ phần: “Thành phần công việc” để vận dụng cho đúng.
PHỤ LỤC 1
Các lưu ý khi sử dụng bộ định mức và đơn giá
Nguyên tắc là khi áp định mức, đơn giá các bạn phải đọc kỹ phần: “Thành phần công việc” để vận dụng cho đúng. VD: Với các công tác phá dỡ, trong định mức đơn giá đã quy định việc bốc xúc phế thải đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạm vi 30m. Vì vậy, nếu phải chuyển xa hơn 30m thì phải tính thêm. Nhất là trường hợp làm trên nhà cao tầng thì phải tính thêm phần xúc vào bao và chuyển xuống dưới đất (phần vận chuyển này thường cao hơn phần phá dỡ nhiều lần)
Dưới đây, tôi cố gắng tổng hợp những trường hợp thông dụng và hay gặp để các bạn thuận tiện hơn khi sử dụng.
TT |
NỘI DUNG |
VỊ TRÍ |
CẦN LƯU Ý |
1 |
Bảng phân loại rừng, phân cấp đất đá |
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá |
Khi tính phát hoang rừng, tính khối lượng đào đắp đất phải tra bảng này để xác định loại rừng, cấp đất phù hợp |
2 |
Bảng giá vật liệu sử dụng trong bộ đơn giá |
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá |
Phải tra khi làm dự toán theo kiểu bù giá (Miền Bắc và Miền Trung hay sử dụng cách này) |
3 |
Bảng lương công nhân và giá ca máy sử dụng trong bộ đơn giá |
Đầu hoặc cuối cuốn đơn giá |
Khi tính dự toán theo TT18 (áp giá vật liệu, nhân công và máy thực tế) có thể tham khảo bảng này, nhân với hệ số để có lương ngày công và giá ca máy theo thực tế |
4 |
Các công tác phá dỡ |
Chương I |
Thường đã tính vận chuyển trong phạm vi 30m. Nếu vận chuyển xa hơn thì phải tính thêm. Đặc biệt lưu ý: Một số công tác chưa tính biện pháp thi công. VD: Nếu bạn phải có biện pháp che chắn công trình khi phá dỡ thì phải tính thêm vào. Ngoài ra nếu thi công ở các nhà cao tầng phải tính thêm chi phí vận chuyển xà bần xuống. |
5 |
Các công tác đào đắp đất đá cát |
Chương II Phần thuyết minh |
- Đơn giá đào tính cho 1m3 nguyên thổ đo tại nơi đào - Đơn giá đắp tính cho 1m3 hoàn thành đo tại nơi đắp - Khi tính vận chuyển phải nhân với hệ số nở rời của đất - Khi tính vận chuyển thì chia nhỏ khoảng cách và lấy đơn giá tương ứng, chứ không phải lấy theo khoảng cách lớn nhất (tôi cũng bị nhầm lẫn chỗ này, may có một học viên chỉ cho mới biết). Xem kỹ hơn ở phần thuyết minh chương II. |
6 |
Đắp bờ kênh mương, nền đường |
Chương II AB.13 |
Lưu ý trường hợp đắp bờ kênh mương, nền đường mở rộng thì ĐG nhân công được nhân hệ số 1,15 |
7 |
Các trường hợp đào, nạo vét trên nền đất yếu |
Chương II AB.2 |
Nếu sử dụng tấm chống lầy thì chi phí máy thi công được nhân với hệ số 1,15. Chi phí tấm chống lầy tính riêng. |
8 |
Công tác đóng cọc |
Chương III AC.1 |
- Đoạn cọc không ngập đất (đã cẩu lên và đóng nhưng chưa xuống hết) thì nhân công và máy chỉ được tính 75% - Với cọc xiên, (bao nhiêu độ?) thì nhân công và máy được nhân hệ số 1,22 - Đóng, ép âm nhân công và máy được nhân hệ số 1,05 Còn một số chi tiết nữa, vui lòng coi trong cuốn ĐM |
9 |
Công tác khoan cọc nhồi |
AC.3 |
Có nhiều quy định quan trọng, vui lòng đọc ĐM |
10 |
Công tác Bê tông tại chỗ |
Chương VI AF.1 |
- Khối lượng BT là khối lượng hình học được xác định theo thiết kế, không trừ thể tích thép chiếm chỗ. - Chỉ chỗ nào tiếp giáo với BT thì mới được tính ván khuôn. Nếu trên bề mặt KC bê tông có chỗ rỗng <1m2 sẽ không phải trừ DT ván khuôn và không được tính thêm ván khuôn cho gờ, thành xung quanh lỗ rỗng. - Đơn giá đã bao gồm bảo dưỡng BT |
11 |
Công tác cốt thép |
AF.6 |
Trong định mức mới chỉ tính hao hụt trong thi công, chưa bao gồm nối chồng, thép biện pháp (kê giữa 2 lớp thép). Vì vậy, khi thống kê phải thống kê các đoạn này vào, không thì sẽ thiếu. Xin hết sức lưu ý điểm này, vì rất nhiều bảng thống kê chỉ tính chiều dài theo lý thuyết (VD: Đà dài 30m thì cũng chỉ thống kê thanh thép 30m thôi, trong khi thực tế phải nối 2 đoạn vì mỗi cây thép chỉ dài 11,7m). Do vậy, thiếu rất nhiều thép. |
12 |
Công tác ván khuôn |
AF.8 |
- Đối với một số cấu kiện (xà, dầm …) nếu chiều cao vượt khẩu độ thông thường (thông tầng) thì được tính bổ xung đơn giá. - Thường đơn giá ván khuôn gỗ sẽ cao hơn ván khuôn thép. Vì vậy khi lập dự toán thiết kế hoặc dự toán chỉ định thầu thì làm ván khuôn gỗ. Còn khi đấu thầu hoặc chào giá thì làm ván khuôn thép cho cạnh tranh. |
13 |
Cấu kiện BT đúc sẵn |
AG.1 |
Các cấu kiện lanh tô, ô văng, đan … đều có 2 biện pháp thi công: Đổ tại chỗ và đúc trước lắp lên sau. - Nếu đổ tại chỗ, sử dụng định mức AF.1 - Nếu đúc trước, sử dụng định mức AG.1 nhưng phải nhớ tính thêm công tác lắp dựng AG.4 Nói chung, đơn giá đổ tại chỗ thì cao hơn đúc sẵn nhưng khi đúc sẵn thì phải tính thêm lắp dựng nên đơn giá bù qua sớt lại cũng không chênh lệch nhiều (thường tính đổ tại chỗ giá cao hơn chút) |
14 |
Sản xuất lắp dựng cấu kiện thép |
AI.1 |
Trong đơn giá tách thành 2 mục: Sản xuất và lắp dựng. Khi tính, chú ý tính thêm phần lắp dựng. |
15 |
Công tác tô trát |
AK.2 |
- Trát tường xây gạch rỗng, định mức vữa được tính thêm 10% - Nếu phải bả lớp hồ dầu xi măng lên cấu kiện bê tông thì vật liệu được nhân 1,25 và nhân công 1,1 |
16 |
Công tác ốp lát |
AK.3-AK.5 |
- Đã tính vữa ốp lát nhưng chỉ tính dày 15mm. Trong thực tế thường dày hơn rất nhiều (thường bản vẽ kết cấu để -50mm so với cốt hoàn thiện). Vì vậy nên tính thêm 1 lớp láng phẳng nền trước khi lót dày 30mm. - Mác vữa ốp lát là 75. - Ốp đá Granite, mable vào cột trụ nhân công được nhân với 1,25 so với ốp tường. - Lát gạch Granite nhân tạo máy thi công được nhân với hệ số 1,3. - Lát đá Granite, mable tam cấp cầu thang nhân công được nhân hệ số 1,35 so với lát nền sàn. |
17 |
Công tác làm trần |
AK.6 |
Định mức làm trần không thực tế. Nhất là định mức nhân công (khi tính ra đơn giá cao gấp 5-8 lần đơn giá mà các nhà thầu thực làm). Vì vậy, không nên áp dụng các mã này mà sử dụng đơn giá thực tế là tốt nhất. |
18 |
Công tác bả, sơn |
AK.8 |
- Nhiều người nhầm về công tác bả matit (AK.82110 & AK.82120): Cứ thấy tên là matit thì tưởng là matit trét tường nhưng đúng ra nó là dạng matit keo. Vì vậy định mức rất thấp (0.4kg/m2) - Áp đơn giá đúng phải áp mã AK.82410 & AK.82420: Bả bằng bột bả (Ventonit). - Nhưng dù áp đúng mã này thì định mức cũng chưa chính xác. Định mức vật liệu là 1,2kg bột bả cho mỗi m2 cũng tạm chấp nhận được (đối với những công trình yêu cầu kỹ thuật cao – nghiệm thu “soi bóng điện” thì phải tốn từ 1,8-2kg/m2). Nhưng với định mức nhân công thì lại cao quá. Thực tế mỗi nhân công phải làm được khoảng 20m2/ngày ~ 0.05 công/m2 nhưng trong định mức chỉ là 0.45 (tường) và 0.54 (cột dầm trần), tức là mỗi người chỉ làm được 2 m2 một ngày. Quá vô lý. Vì vậy, khi làm bạn nên điều chỉnh lại. |
19 |
Giàn giáo |
AL.5 |
- Rất nhiều người quên vụ giàn giáo này, vì nó cũng mới được đưa vào định mức 24 năm 2005. Trước đó không có. - Đơn giá đã bao gồm cả lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo. - Giàn giáo ngoài tính theo diện tích hình chiếu đứng của công trình. - Giàn giáo trong chỉ được tính khi thực hiện các công việc cao >3,6m và được tính theo hình chiếu bằng. - Chiều cao chuẩn là 3,6m. Cứ mỗi khoảng tăng 1,2m thì được tính thêm 1 lớp để cộng dồn (tính thêm 1 lớp nữa hay thế nào? Tôi cũng chưa rõ điểm này nhưng hầu hết các trường hợp không tính thêm) - Với cột trụ độc lập, tính chu vi cột cộng thêm 3,6m rồi nhân với chiều cao. - Thời gian sử dụng giàn giáo tính cho thời gian < 1 tháng, nếu kéo dài hơn mỗi tháng được tính 1 lần chi phí vật liệu - Chi phí cho công tác bảo vệ an toàn (lưới võng …) và che chắn được tính riêng. |
20 |
Vận chuyển lên cao |
AL.7 |
- Cũng như giàn giáo, nhiều người quên tính vận chuyển lên cao, vì nó cũng mới được đưa vào định mức 24 năm 2005. - Chỉ những vật liệu sử dụng cho các công việc không có quy định chiều cao thì mới được tính vận chuyển lên cao (xây tô ốp lát …) - Chi phí được tính cho việc bốc xếp, vận chuyển lên các tầng bằng vận thăng. Bình luận thêm: Vận chuyển lên cao nhưng không thấy quy định chiều cao. Như vậy chuyển lên cao vài mét đơn giá cũng bằng đơn giá cao vài chục mét? |
21 |
Định mức phần lắp đặt điện |
BA |
- Nói chung, định mức phần lắp đặt này chỉ mang tính tham khảo vì thiếu rất nhiều. Thường thì chỉ mượn mã định mức sau đó phải sửa lại hết từ tên vật tư lẫn định mức. - Định mức phần đường ống cũng rất rối. Có lẽ định mức sử dụng đường kính trong (80, 100, 125) còn thực tế thì thường gọi theo đường kính ngoài (90, 114, 140). Vì vậy phải chọn đơn giá tương đương rồi sửa tên. |
22 |
Định mức phần lắp đặt nước và đường ống |
- Toàn bộ định mức vật liệu khác sai (đơn vị là % nhưng con số là thập phân: VD: 1% thì con số phải là 1 nhưng lại ghi là 0,01 nên rất nhỏ |
Về tác giả:
- Trần Chiến Thắng, SN 1972
- KS. Kinh tế Xây dựng, ĐH Xây dựng Hà nội
- Sáng lập và điều hành dutoan.com (từ 2001)
- Giảng viên Dự toán & Kinh tế Xây dựng
- Tác giả phần mềm tính dự toán dtPro Excellent!
- Tác giả phần mềm Dự thầu – giá thành maxPRO
- Tác giả phần mềm Dự toán nhà dân dtPro MyHouse
- Tác giả các ứng dụng cho xây dựng trên Android và iOS
- Tác giả một số sách KTXD: Dự toán giá thành, dự toán thực hành …
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời