Bài 21: Lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu chung, lương tối thiểu trả cho người lao động, lương tối thiểu dùng để tính dự toán công trình
Đầu tiên, tôi dự định gộp phần này vào bài 20, nhưng đây là vấn đề rất nhiều anh em quan tâm nên tôi tách ra thành bài riêng.
Đầu tiên, tôi dự định gộp phần này vào bài 20, nhưng đây là vấn đề rất nhiều anh em quan tâm nên tôi tách ra thành bài riêng.
Rất nhiều anh em gọi điện hỏi sao cùng là quy định về lương mà lại có 2 văn bản, một cái quy định mức lương tối thiểu vùng (thường là ban hành trước, phân chia thành nhiều khu vực thành thị, nông thôn và thường là cao hơn), một cái quy định lương tối thiểu chung (thường là ban hành sau, chỉ có 1 mức lương và là mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng)
Thực ra, lúc đầu chỉ có 1 mức lương tối thiểu mà thôi.
Sau, Hà nội, tp. HCM và các thành phố lớn kiến nghị là giá cả và chi phí ở thành phố quá cao so với nông thôn, mức lương chung như vậy không hợp lý. Nhà nước thấy đúng, nhưng nếu tăng thì sẽ có nhiều rắc rối (cùng là công chức, cùng ngạch bậc sao ở thành phố lại cao hơn? Nhất là bên công an, quân đội, ở thành phố đã sướng hơn ở các vùng sâu vùng xa rồi mà còn hưởng lương cao hơn nữa v..v..). Đồng thời, ngân sách cũng sẽ phải chi trả nhiều hơn.
Vì vậy, nhà nước chọn giải pháp ... khôn lỏi, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách chỉ có 1 mức lương tối thiểu chung. Các đối tượng hưởng lương của doanh nghiệp sẽ chia thành 4 vùng (nội thành Hà nội - HCM - một vài địa bàn lân cận/ngoại thành Hà nội - HCM - lân cận - các thành phố lớn/các thành phố nhỏ/nông thôn). Thường lương tối thiểu chung được tăng sau lương tối thiểu vùng và luôn là mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, lại có một rắc rối khác: Lương tối thiểu vùng lại không phải là mức lương để đưa vào xác định giá trị dự toán công trình.
Lúc trước, mỗi khi nhà nước thay đổi (tăng) mức lương tối thiểu, thì tự động dự toán được tăng tương ứng (bằng cách nhân hệ số). Nhưng từ khoảng năm 2011 trở đi thì hầu hết các tỉnh đều không cho điều chỉnh dự toán xây dựng khi mức lương tối thiểu tăng. Lý do:
- Bộ Xây dựng nói rằng mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành là quy định về việc chủ lao động trả lương cho người lao động. Cái này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Còn mức lương tối thiểu để đưa vào lập dự toán xây dựng, là do các tỉnh (thành phố) quy định, dựa vào điều kiện kinh tế xã hội abc …
- Hiện mức lương tối thiểu để đưa vào lập dự toán xây dựng theo TT05/2016/TT-BXD, thấp hơn rất nhiều so với lương tối thiểu do nhà nước quy định. (nhưng do được nhân hệ số theo ngạch bậc nên cuối cùng vẫn tương đương hoặc cao hơn một chút)
Tóm lại, đau đầu lắm!
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời