HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - 1 SỐ BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ BÀI 10: Dự toán phần ME
HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - 1 SỐ BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ
BÀI 10: Dự toán phần ME
Để xem video bào giảng, vui lòng đăng ký để ủng hộ tác giả.
--------------
Dự toán phần ME sẽ gồm 2 phần chính: Dây, ống, hộp nối … và thiết bị.
Về nguyên tắc, người thiết kế ME sẽ phải làm bảng thống kê khối lượng vật tư. Nhưng với nhà dân, nhiều khi bản vẽ ME còn chẳng có thì lấy đâu ra thống kê. Chúng tôi đã làm hàng ngàn nhà dân, nhưng số có thống kê đầy đủ và nghiêm túc chắc chỉ một vài cái. (Nhà dân luôn luôn bị “quên” thống kê cốt thép, thống kê điện nước và dự toán).
Trường hợp có bảng thống kê thì quá dễ rồi. Các bạn chỉ cần nhập đơn giá thị trường thực tế (có tính thêm các chi phí quản lý, lợi nhuận …). Phần nhân công các bạn có thể tính cho từng công việc hoặc có thể tính theo m2XD cũng được. Đơn giá phần điện nước dễ dàng tham khảo đơn giá thị trường. Theo tôi, các bạn tính theo đơn giá thị trường là tốt nhất, chứ tính từng công việc theo định mức chưa chắc đã đúng đâu. Nhưng nhớ, nếu hỏi giá mấy thầu phụ điện nước thì chú ý giá phải là giá thật (nhiều khi họ báo không chính xác, chẳng hạn thấy mình chuẩn bị có công trình báo giá rẻ để sau mình gọi họ, nhưng khi mình gọi thì họ lại lý do nọ kia tính cao lên, hoặc ngược lại). Và phải cộng thêm phần quản lý và lợi nhuận của mình nhé.
Nhưng cũng lưu ý kiểm tra lại bảng thống kê một chút. Đề phòng có sự sai sót nhé. Nhiều khi lúc thống kê mấy anh sai mấy chú mới phụ việc đếm, hoặc thay đổi thiết kế chưa điều chỉnh kịp, đôi khi mấy ông copy bảng thống kê ở công trình khác xong để nguyên đó chưa chỉnh sửa chút nào.
Trường hợp không có bảng thống kê thì mình phải tự thống kê thôi.
10.1. Phần đèn, công tắc, ổ cắm, thiết bị điện: Phần này sẽ phải sử dụng một kỹ năng cực kỳ khó cực kỳ phức tạp cực kỳ yêu cầu trình độ uyên thâm. Đó là kỹ năng ĐẾM.
Bạn đừng cười vội. Tất cả chúng ta biết đếm từ lớp 1, nhưng để đếm chính xác và nhanh, chưa chắc bạn đã nắm được kỹ năng đâu.
Với những công trình nhỏ nhỏ, đơn giản thì bạn đếm một lượt là xong. Nhưng những công trình lớn, nhiều loại thiết bị, bạn phải vừa đếm, vừa dùng bút chì, bút dạ sáng để đánh dấu, thậm chí đếm riêng từng tầng, từng khu vực rồi cộng lại
10.2. Phần dây, ống phụ kiện điện:Có 2 cách tính: Tính chi tiết từng loại hoặc tính theo đơn giá m2XD. Tất nhiên tính chi tiết sẽ chính xác hơn, thuận lợi trong quá trình thi công và quản lý chi phí – lợi nhuận. Nhưng tính toán lâu hơn. Tùy các bạn lựa chọn phương pháp tính toán cho phù hợp. Chẳng hạn tính dự toán để báo giá nhanh, thì tính theo m2. Nhưng khi đã tương đối chắc chắn ký hợp đồng thì tính chi tiết để đảm bảo tính chính xác, đồng thời chuẩn bị số liệu để quản lý khi thi công.
a. Tính theo m2XD. Diện tích xây dựng tính được rất nhanh. Chỉ có đơn giá thì còn phụ thuộc vào giá cả vật tư, chủng loại công trình và đặc biệt là cách đi dây.
- Dây lớn hay nhỏ (lớn thì an toàn nhưng tốn kém)?
- Có đi dây E (dây trung hòa) hay không?
- Bóng đèn có sử dụng dây mát chung hay không (cho tiết kiệm dây, thường những nhà đơn giản vẫn còn tiết kiệm kiểu này, đôi khi khoán m2 mà chủ nhà không kiểm soát kỹ cũng bị đi kiểu dây này cho tiết kiệm, hậu quả là kém ổn định)?
- Đèn phòng sử dụng dạng công tắc đơn hay công tắc đôi (có thể tắt mở ở hai nơi, thuận tiện phòng khách và phòng ngủ )
- V..v..
Cách tính toán đơn giá: Về nguyên tắc, các bạn có thể tự tính toán đơn giá cho m2XD bằng cách tự tính toán thông qua các công trình đã làm. Chẳng hạn công trình A, diện tích 400m2 mà làm hết 40tr tiền dây ống hộp nối … thì mỗi m2 là 100.000đ. Công trình B là 120.000đ. Và các công trình khác rồi chia ra để lấy con số trung bình.
Ở đây tôi giới thiệu với các bạn cách tính của bên tôi, chỉ là gợi ý các bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của các bạn để ứng dụng cho phù hợp.
Đơn giá phần dây, ống, hộp nối, phụ kiện … của 1m2XD công trình dạng đơn giản và tiết kiệm nhất bằng:
ĐGm2 = (Giá dây 2.5 *3 + Giá dây 1.5 *6 + Giá ống D20 * 1)*1.3
Có thể hiểu nôm na: Cứ 1m2XD thì dùng 3m dây 2.5mm2, 6m dây 1.5mm2, 1m ống luồn. Sau đó tính thêm 30% là kể tới các loại dây, ống khác, hộp nối, đế, phụ kiện …
Các công trình khác như nhà phố, biệt thự … thì nhân hệ số.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính mẫu dạng như sau:
Các hệ số các bạn tùy nghi điều chỉnh cho phù hợp với công trình của các bạn nhé.
b. Bóc tách chi tiết. Cái này thì hơi rối. Bạn phải căn cứ trên bản vẽ, tính toán cho từng đường dây một. Lưu ý cộng cả phần dây đi theo trục đứng nhé
- Dây, ống từ đồng hồ điện tới tủ điện chính: Coi vị trí đặt đồng hồ và vị trí đặt tủ điện là có thể tính toán được chiều dài dây. Đường kính dây có thể xem trên sơ đồ nguyên lý
- Dây, ống từ tủ điện chính đến tủ điện tầng: Tương tự, từ vị trí tủ điện có thể tính được chiều dài dây. Nhớ tính thêm hệ số dây đi lòng vòng, nối … (1.1-1.2)
- Dây, ống từ tủ điện tầng ra các nhánh ổ cắm, máy lạnh, đèn … Sẽ phải kết hợp cả sơ đồ nguyên lý và mặt bằng.
Như vậy, tủ điện tầng 1 có 6 lines, trong đó 1 line chiếu sáng dây 1.5mm2, 1 line ổ cắm dây 3.5mm2, 1 line máy lạnh dây 2.5mm2, 1 line bơm nước dây 2.5mm2 và 2 line dự phòng.
Kết hợp với mặt bằng ta sẽ có chiều dài dây cho từng tầng
MB ổ cắm
MB đèn – công tắc
MB máy lạnh
Dựa trên sơ đồ này các bạn có thể tính chi tiết từng loại dây, ống. Chú ý dây đi theo trục đứng và hệ số nhé.
- Đế âm, hộp nối: Dựa vào số công tắc, ổ cắm có thể tính ra được.
- Các phụ kiện khác: Theo kinh nghiệm
------------
HÃY ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY để biết cách BÁO GIÁ NHANH DỄ TRÚNG THẦU VÀ THI CÔNG CÓ LỜI
Học phí ưu đãi giảm giá 50% chỉ còn 1.200.000đ
Đăng ký ngay tại đây nhé
☎ LH: 076.992.8886
Xem thêm thông tin tại đây
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời