DỰ TOÁN SƯ vs KẾT CẤU SƯ - ai sẽ thắng? (bài 2)
Cuộc đấu giữa DỰ TOÁN SƯ và KẾT CẤU SƯ, ai sẽ thắng? (bài 2)
Cuộc đấu giữa DỰ TOÁN SƯ và KẾT CẤU SƯ, ai sẽ thắng? (Bài 2)
Thực ra giật tít vậy thôi, chứ mỗi người một nhiệm vụ, đâu có phải là đấu đá gì đâu. Và tùy mỗi hoàn cảnh thì 2 bên hợp tác với nhau để cùng làm tốt công việc mà thôi.
1. Trong môi trường làm việc “nhà nước” thì yếu tố đầu tiên phải quan tâm là AN TOÀN, chứ không phải là tiết kiệm hay hiệu quả. Vì vậy, Kết Cấu sư sẽ là người quyết định. Cứ làm đúng làm đủ thôi, đấu tranh để tiết kiệm hơn thì lương cũng vậy mà thôi.
2. Đối với công trình nhà dân thì thường sẽ không phân chia rõ ràng dự toán và kết cấu, thường sẽ không có người chuyên về dự toán (anh em khá coi nhẹ vụ dự toán). Sẽ phân chia thành 3 trường hợp:
2a. Nếu chỉ thiết kế: Việc tiết kiệm hay không cũng không phải là vấn đề. Miễn an toàn được rồi. Vì chủ nhà bỏ tiền ra mà, chứ có phải bên thiết kế đâu. Thậm chí, rất nhiều công ty thiết kế còn KHÔNG THÈM LÀM DỰ TOÁN. Thì làm sao mà biết tiết kiệm hay không.
2b. Nếu làm D&B (Design and Build) thì câu chuyện sẽ khác. Giá thường sẽ phải lựa lựa theo giá thị trường. VD: Phần thô giờ đang 3tr7/m2 mà nếu mình thiết kế lớn quá, bê tông tăng 10m3 thì mất thêm 20tr, thép tăng 2 tấn thì mất thêm 50tr. Số tiền tăng lên này liệu có thể thuyết phục chủ nhà trả cao hơn hay không? Như vậy, nếu thiết kế kết cấu lớn quá thì khác nào bạn tự vác đá ghè chân mình. Trong trường hợp này, thằng Dự Toán sư sẽ thắng thế (nếu công ty bạn có đủ 2 thằng – thông thường các công ty làm nhà dân thì chỉ có một thằng – làm tất ăn cả).
2c. Nếu nhận làm theo m2XD và không có bản vẽ, hoặc không có bản vẽ kết cấu thì lúc này, sẽ không còn tranh cãi gì nữa, kết cấu càng nhỏ lợi nhuận càng nhiều.
3. Đối với các dự án tư nhân. Thì cũng có trường hợp người ta quan tâm tới HIỆU QUẢ, hoặc quan liêu giống kiểu mấy công trình nhà nước, nên việc tiết kiệm chút về kết cấu so với tổng dự án chẳng bao nhiêu, thì họ cũng không quan tâm nhiều. Nhưng rất nhiều dự án, việc TIẾT KIỆM là yếu tố sống còn, quyết định thành bại của dự án. Thì lúc này phải chi li cân đong từng chút một để tiết kiệm. VD: Dự án xây dựng chung cư giá rẻ. Chủ Đầu tư nói: “Mày muốn làm sao thì làm, đơn giá xây dựng phải dưới 8tr/m2”. Lúc này thì anh Dự Toán sư lên ngôi. Và sẽ phải phân bổ ra, kết cấu bao nhiêu, kiến trúc bao nhiêu, MEP bao nhiêu … Và ngồi đánh vật với từng bộ môn để làm sao tiết kiệm nhất có thể. Và nếu lúc đó anh Kết Cấu sư nói rằng “Cái này khó quá tôi không làm được” thì sẵn sàng, anh đứng sang một bên, để tôi tìm người giỏi hơn.
KẾT LUẬN: Tùy trường hợp mà ý kiến của Kết cấu hay Dự toán sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, mọi hoạt động đều liên quan tới kinh tế. Tất cả đều làm vì tiền. Vì vậy, lời khuyên với tất cả anh em, dù là Kiến Trúc sư, Kết Cấu sư, Điện Nước sư, hay cái thổ tả gì sư đi chăng nữa, RẰNG, hãy quan tâm, học và giỏi về kinh tế. Giỏi kinh tế thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là chỉ chăm chăm vào chuyên môn.
Hiện trên thangdutoan.vn có nhiều khóa học liên quan tới kinh tế xây dựng. Anh em đăng ký học ngay nhé.
Chúc anh em thành công.
Mời anh em theo dõi livestream #14 về “Tâm sự nghề Xây dựng qua cuốn "NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn" vào 20h tối nay 18/10 nhé.
#thangdutoanlive2021 #KETCAUSUvsDUTOANSU
#thangdutoan #KETCAUSUvsDUTOANSU
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời