HỌC ONG HẾT CẢ ĐẦU
Công nghệ càng phát triển thì càng mang đến nhiều lợi ích. Nhưng mình càng phải chạy theo để sử dụng được nó.
HỌC ONG HẾT CẢ ĐẦU
Công nghệ càng phát triển thì càng mang đến nhiều lợi ích. Nhưng mình càng phải chạy theo để sử dụng được nó.
1. Năm 2000, mình bắt đầu đăng "Nhận tính dự toán các loại công trình ..." trên báo SGTT. Đăng cái có hiệu quả ngay, hầu như ngày nào cũng có người gọi tính dự toán. Báo phát hành mỗi tuần một số xoay vòng nên chẳng có khái niệm đo lường hiệu quả mẹ gì. Về sau đăng Thanh Niên, Tuổi Trẻ cũng vậy. Đăng mà vẫn thấy người gọi thì cứ tiếp tục đăng. Nhưng có lần thấy bác khách hàng tới, xong dở mẩu quảng cáo cũ từ mấy tháng trước, bảo tôi thấy cậu nói hay phải lưu lại, để tới nhờ cậu. Nhờ vậy cũng biết là ngoài số người gọi và thuê làm dự toán, học dự toán ngay thì vẫn còn nhiều người đã đọc nhưng sau mới tới.
2. Nhưng với Internet Marketing thì có sự tương tác ngay. Nên có thể đo lường hiệu quả ngay. Quảng cáo có bao nhiêu click, bao nhiêu tương tác, bao nhiêu comment, bao nhiêu đặt hàng ... Lúc đầu chạy quảng cáo, cứ thấy like, comment, click là khoái. Nhưng có biết đâu rất nhiều thằng click thì chẳng bao giờ mua, thằng mua thì đ thèm click. Hóa ra lượt tương tác, mà người ta lấy làm chỉ số đo hiệu quả của quảng cáo chẳng liên quan quái gì đến việc bán được hàng. Thế mới đau. Thậm chí, nếu thuê agency thì coi chừng agency còn tạo tương tác ảo để lấy tiền nữa.
3. Vì vậy các nhà quảng cáo như Google, Facebook phải luôn luôn nghiên cứu ra các chỉ số mới để chiều lòng khách hàng. Đo thời gian dừng trên quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, CTR, CPC, CPA ... tùm lum rối tinh rối mù hết cả. Thậm chí có nhà quảng cáo về mấy sản phẩm SEX còn phát minh ra chỉ số CPE, tức là Cost per erection, tức là người dùng xem quảng cáo mà cương lên mới tính tiền. Do sự phức tạp của hàng chục chỉ số như vậy, nên gần như đã tạo ra một công việc mới, chuyên phân tích hiệu quả quảng cáo và tối ưu chúng.
4. Phân tích hiệu quả của một kênh như Google, Facebook đã mệt, mà thực tế thì hầu hết phải chạy song song nhiều kênh, vậy phân tích hiệu quả của từng kênh thế nào, làm sao đổ ngân sách cho hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận. Làm được, nhưng phải có rất nhiều thời gian. Đi học, chủ yếu mình biết khái niệm thôi, chứ không thực hiện được. Nhìn cái bảng phân tích, họ chia nhỏ ra làm 60 chiến dịch, rồi đánh giá hiệu quả và so sánh để xem đổ tiền vào chiến dịch nào nhiều, chiến dịch nào ít, thấy ngao ngán. Mình chạy 4 mẩu quảng cáo đã đuối rồi. Đây họ làm tới 60 cái.
Đi học, mình không tham vọng thực hiện được những bài học này. Vì nó tốn nhiều thời gian quá. Giờ mình chủ yếu làm theo cảm tính dựa trên những số liệu cơ bản. Nhưng nhờ đi học mà mình nhìn ra được xu hướng: Online Marketing sẽ là chìa khóa thành công cho tất cả mọi ngành nghề. Anh em xây dựng mình không nắm bắt kịp, mấy năm nữa người ta chủ yếu chọn thầu trên mạng thì những người nhanh nhạy làm Marketing Online trước sẽ hốt hết khách, còn người nào chậm chân chỉ về đuổi gà cho vợ. Y như câu chuyện xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ bây giờ.
Hãy làm. Ngay từ hôm nay.
Xem các bài khác về Marketing Online và khởi nghiệp ... trênwww.thangdutoan.vn #thangdutoan
Mời tham gia Grouphttps://www.facebook.com/groups/kinhnghiemkhoinghiepxaydung/ để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời