96. VIỆT NAM HAM TO
Câu chuyện thật của một nhà thầu. Thành công? Thất bại? Có thể bạn sẽ chẳng học được gì qua những câu chuyện thành công, thất bại này. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy bóng hình mình trong đó, nếu bạn từng làm thầu, từng vui mừng khi nhận công trình, từng cay đắng lê bước ra khỏi căn nhà tuyệt vời mà bạn vừa hoàn thành, và gặm nhấm lời nguyền của dân xây dựng: "Bạc như vôi ..."
NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn
96. VIỆT NAM HAM TO
Trong một vở hài kịch, Hoài Linh nói: “Việt nam ham to, bơm môi đúng size thì thôi, cứ xin bác sĩ thêm tí thêm tí, tới hồi trề mẹ ra, ra chợ con mẹ hàng cá nó vả cho cái đốp, cá tao tươi thế mà mày cứ trề cái mỏ ra ...”
Anh Hà cũng luôn luôn: làm cái cột to ra tí, sắt nhiều thêm tí, sàn dầy thêm tí ...
Bên kết cấu tính đã có hệ số an toàn rồi. Mà giờ sắt thép xi măng cũng không khan hiếm gì nên họ cũng khá phóng tay, tăng thêm hệ số an toàn cho đỡ rủi ro. Vậy mà rất nhiều chủ nhà cứ khoái thêm tí thêm tí, ừ thêm tiền cũng được. OK, thiết kế lớn lên thì bên mình càng khỏe. Nhưng bọn tôi gặp nhiều, lúc chưa làm còn hào hứng, chủ nhà cứ thêm tí thêm tí, không vấn đề gì, vì tiền còn sẵn trong ngân hàng. Tới hồi gần xong nhà, cái cửa chọn loại xịn hơn, cái bồn cầu loại xịn hơn, đèn chùm máy lạnh loại xịn hơn ... thành đội giá thành, bắt đầu nhăn nhó vì phải xoay sở vay mượn. Xong có thằng bạn con em ông chú gì đến chơi, bảo ôi bọn này làm phí thế, cột gì mà sắt tới phi 20, nhà tao làm phi 16 vẫn ngon. Lại quay ra chửi bọn thiết kế.
Nên chủ nhà hãy tin tưởng vào tính toán, để họ làm vừa đủ hoặc dư chút xíu thôi, giành tiền đó vào phần hoàn thiện. Mà tính toán vừa đủ bây giờ cũng đã gấp rưỡi những nhà làm 20-30 năm trước rồi (mà chưa thấy cái nào sập vì kết cấu thiếu cả).
Tôi cũng không can thiệp sâu vào kỹ thuật, để kỹ sư thiết kế. Nhưng cũng cẩn thận, vì mấy người mới ra trường, hoặc chữ thầy bao nhiêu trả thầy bao nhiêu thì cũng tính toán trời ơi lắm. Có lần tôi phải dắt một cậu nhân viên mới tuyển ra một công trình đang làm để thuyết phục cậu ta giảm tiết diện cột từ 300x350 xuống còn 200x300, giảm thép từ 12d20 xuống còn 8d18, mà hôm sau cậu ta nghỉ việc luôn, kèm với lời nhắn: “Em sợ, thầy giáo dậy tính ra như vậy, mà anh cứ bảo làm bớt đi, em không dám”. Nói chung kỹ sư trường tôi (Đại học xây dựng Hà Nội), hoặc khoa Xây dựng trường Kiến trúc (cả Hà Nội và HCM), hoặc Xây dựng Bách Khoa Tp. HCM đều tin tưởng được, vì đầu vào đã ngon, mà học trong trường cũng được đào tạo bài bản. Một số trường mở sau này quân vay tướng mượn, giảng viên chạy sô (lúc trước tôi cũng chạy sô, lên lớp giảng sinh viên có thèm nghe đéo, ngồi ngáp bù lại hôm trước chơi game cả ngày lẫn đêm), chất lượng đầu vào thấp nên đầu ra toàn đất không.
Tôi lập ra một bảng để kiểm tra, nếu có sai lệch nhiều thì nói kỹ sư kiểm tra lại, sai lệch ít thì thôi.
(bảng mai up)
Một chapter về Xử lý phần móng, đã ép cọc làm móng rồi nhưng chủ nhà không yên tâm, phải xử lý (nhờ Thầy Thắng)
Một chapter về việc dám từ chối
CHÌA KHÓA CỦA THÀNH CÔNG
- Cám ơn anh rất nhiều
Cậu em nắm tay mình, như không muốn rời ra. Năm ngoái, cậu tham gia lớp học dự toán nhà dân, giao lưu chém gió. Bẵng thời gian, hôm nay xuất hiện.
- Rất cảm ơn anh. Nhờ tham gia khóa học của anh mà em thay đổi hẳn cách làm. Lúc trước cứ lao vào làm theo bản năng. Giờ thì em có định hướng rõ ràng rồi, năm vừa rồi làm được 3 cái, đều thành công. Nhờ công anh cả đó – cậu em cười cầu tài.
Hầu hết các bạn tham gia các khóa học và các buổi giao lưu chém gió của tôi đều đã thành công. Các bạn có thể nói tôi chém gió, nhưng sự thật là như vậy. Không phải tôi tài giỏi gì để biến vịt bầu thành thiên nga. Mà do các bạn tìm đến tôi thì đều là những người CÓ TỐ CHẤT và CỰC KỲ CẦU TIẾN (vậy thì mới bỏ công đi học, giao lưu để tìm kiến thức mới, chứ nếu không thì cứ tằng tằng làm theo thói quen được rồi). Tôi chỉ giúp các bạn là chỉ ra CHÌA KHÓA của thành công. Còn các bạn tự đi kiếm và nắm bắt lấy. Những chìa khóa đó là gì?
- Muốn kiếm tiền, hãy tới những nơi nhiều tiền. Apple, SamSung chỉ bán dưới 20% máy điện thoại nhưng kiếm được trên 80% lợi nhuận. Còn 80% máy cỏ còn lại chỉ kiếm được dưới 20% lợi nhuận toàn ngành. Thị trường xây dựng nhà dân cũng vậy. 20% công trình cao cấp sẽ mang lại 80% lợi nhuận, còn 80% công trình còn lại chỉ có dưới 20% lợi nhuận mà thôi. Nếu bạn muốn phát triển, hãy định hướng mình phục vụ các công trình cao cấp, và trung cấp.
- Anh em bây giờ đa số làm ngược. Nhẩm nhẩm m2 trước, báo giá và cứ vậy nhao vào làm. KHÔNG HỀ TÍNH GIÁ THÀNH. Nên không dự kiến được công trình sẽ lời hay lỗ, lời bao nhiêu. Nên khi chủ nhà bỏ nhỏ: “Có thằng kia nó nhận kém em 100tr, nếu em OK thì anh giao cho em”. Là vội vã nhận lời, sợ mất mối. Tới hồi làm, không lời hoặc lỗ mới ngửa cổ lên than: “Biết thế ngồi chơi cho khỏe ...”. Vì vậy, tôi đề nghị anh em hãy làm xuôi, làm đúng quy trình:
- Tính giá thành trước.
- Tính thêm lợi nhuận dự kiến (3-5-7%, tùy trường hợp. Nếu muốn hạ giá để nhận thì tính 3% thôi. Nếu muốn lời nhiều tính 7-10 thậm chí 20% nhưng khả năng trúng thầu sẽ thấp xuống).
- Cộng hai cái trên sẽ là giá bán tối thiểu. Báo giá có thể bằng hoặc thấp hơn số này. Có thể báo cao hơn chút, để còn giảm giá cho chủ nhà vui. Nhưng dứt khoát không giảm dưới giá tối thiểu. Đừng nhẹ dạ nghe chủ nhà dụ khị: “Có thằng kia nhận giá đó ...”, vì nhiều chủ nhà cũng quái lắm, thổi lỗ tai thế thôi, chứ có thằng quái nào nhận giá đó đâu.
Nếu làm được chuẩn xác thế này, đảm bảo các bạn sẽ luôn đảm bảo được hiệu quả kinh tế, hạn chế rủi ro, không rơi vào tình trạng lỗ lã (mà rất nhiều anh em đã mắc phải). Cách tính toán, vui lòng liên hệ, tôi sẽ chỉ dẫn.
- Trong quá trình thi công, phải ghi chép được chi tiết chi phí để tổng kết lời lỗ. Nhiều người ứng cục tiền về vứt trong tủ, cần việc gì lấy ra. Không có mảnh giấy lận lưng. Tới hồi lời không biết lỗ không hay. Nhiều người ứng về thấy nhiều tiền quá, xe cộ điện thoại thèm muốn bấy lâu nay, nay có vung tay. Tới hồi tiền trả nhân công không có, vật tư gí đòi không có, công trình đình trệ, chủ nhà hết nặng nhẹ dọa nạt tới năn nỉ khóc lóc mà tiền không còn thì cũng đành giơ mặt ra. Vì vậy, các bạn hãy:
- Có một cuốn sổ, ghi chép chi tiết tất cả các khoản chi phí. Cố gắng tách từng công trình riêng biệt. Tách được chi tiết vật tư thì càng tốt (nhiều anh em ngại sổ sách, đi cả ngày tối về đến nhà chỉ lăn ra ngủ, hãy cố gắng thay đổi, phải ghi chép thì mới rút kinh nghiệm được)
- Phải tách khoản chi tiêu cá nhân ra. Nên làm 2 ví, một để tiền làm công trình. Một để tiền tiêu cá nhân. Mỗi khi hết tiền cá nhân, lấy từ ví công trình bỏ sang và phải ghi chép ngay. Tách bạch như vậy khi kiểm tiền mới đỡ bị nhầm lẫn.
- Mỗi ngày đều phải kiểm tra, số tiền buổi sáng là bao nhiêu, đã chi bao nhiêu, còn lại bao nhiêu có khớp không. Nhiều khi trả tiền, ứng lương nọ kia quên không ghi, không kiểm tra rà soát coi như mất.
- Tới cuối từng phần (móng, thân ...) và cuối công trình tổng kết lại, xem vật tư từng loại tiết kiệm hay hay hụt so với dự toán, nhân công giàn giáo thế nào và lời lỗ ra sao. Từ đó có biện pháp kiểm soát giảm chi phí tăng lợi nhuận. Và quan trọng nhất là rút kinh nghiệm khi báo giá và triển khai các công trình sau.
Cậu em nói nhờ những chìa khóa tôi gợi mở ban đầu mà cậu tự tìm hiểu thêm trên mạng (giờ thông tin đầy, chỉ có biết cách tìm hay không thôi), giờ cậu đã có định hướng rõ ràng và từng bước phát triển bền vững. Không như xưa cứ lao vào làm như kiểu đi mò trong đêm tối vậy.
Rất vui đã đem lại được cảm hứng cho lớp đàn em. Chúc thành công.
Em ơi, đừng tiếc nữa. Không xứng với em đâu!
Đọc được lời than của ông kiến trúc sư
Mình cũng lăn lộn mãi, mình quá rành rồi. Với công nghệ copy cắt dán như ngày nay, có khi 30.000đ/m2 nó cũng làm được. Sau bao năm thiết kế cộng với sưu tầm trên Internet thì trong kho nó có cả ngàn cái 4x16 5x20 cao thấp 3,4,5,6 tầng có cả. Nó cứ bốc cái nào gần giống nhất xong sửa sang tí, quất 60.000đ/m2 ngon choét.
Nhưng nếu làm nghiêm túc, đầu tư chất xám suy nghĩ và binh phương án cho tối ưu cho chủ nhà thì khá mất thời gian. Và cái quan trọng là 5 năm học chỉ nguệch một nét từ trái sang phải là biến vịt bầu thành thiên nga. Hiện nay thường làm nghiêm túc thì KTS phải lấy từ 180.000đ tới 400.000đ/m2. Mấy cha chảnh chó còn bắt đặt tiền trước rồi mới nói chuyện phương án.
Còn mấy thằng KTS ế khách, giá nào cũng nhận, copy cắt dán nào có ra cái hồn gì đâu. Thậm chí đ phải kiến trúc sư cũng nhảy ra nhận thiết kế như đúng rồi.
Còn mấy bố chủ nhà đi thuê thiết kế mà mang tư duy “nhanh nhiều tốt rẻ” của cái thời ăn lông ở lỗ, cứ cái nào rẻ nhất là quất. Còn đẹp xấu mỹ thuật kỹ thuật kệ mẹ. Có biết đ gì đâu mà xem. Thế thì cũng đừng thuê KTS ngon cho phí tiền. Vì có vẽ đẹp thì lúc làm chủ nhà cũng sửa theo ý họ, xong rồi bảo: “KTS vẽ như cặc, anh phải sửa mãi mới được như thế này đấy”.
Nên thôi, em ạ, đứng tiếc nữa. Nó không xứng với em đâu.
(cái câu này thường dùng để an ủi mấy em bị bồ đá ...)
1/4
Dám từ chối
Đĩ nghệ thuật
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời