NHẬT KÝ THI CÔNG: Chapter 8. CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ
Mình nhớ lúc học môn cơ học đất, làm cái thí nghiệm gì mà để mẫu đất hình trụ đường kính khoảng 4cm gì đó vào cái gọi là dao cắt xong ngồi quay quay, vừa quay vừa đọc đồng hồ.
Mới google, thì ra đó là thí nghiệm cắt trực tiếp, để xác định các chỉ tiêu sức chống cắt là góc nội ma sát và lực dính của đất. Ngoài ra còn mấy thí nghiệm xác định độ ẩm, thành phần hạt …
Cái báo cáo khảo sát địa chất dày cui và có rất nhiều chỉ tiêu cơ lý, nhưng mình là dân a ma tơ, thường chỉ xem mỗi cái hình trụ hố khoan (boring log). Trên đó có mô tả các lớp đất, bên cạnh có chỉ số SPT, nhìn vào đó có thể đoán đoán sơ bộ được sức chịu tải của đất nền.
- Đất bùn nhão, SPT<6 phải đóng cọc cừ hoặc cọc khoan nhồi.
- Đất bùn dẻo, SPT từ 6-8 có thể đóng cừ tràm hay cọc tre
- Trên 8-10 có thể làm móng nông (với nhà phố biệt thự dưới 4-5 tầng). Sức chịu tải của đất nền càng lớn thì móng càng nhỏ.
Nói chung mình là dự toán sư chỉ lơ mơ vậy thôi. Để tính toán chính xác và xác định phương án móng tối ưu thì mấy ông kết cấu sư sẽ phải căn cứ vào một nùi chỉ số nữa.
Hình minh họa: Là một công trình mình QLDA ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Lớp bùn dày tới 25m, SPT luôn bằng 0 tới 1, gần như không có sức chịu tải. Mãi tới 27-30m mới là lớp sét dẻo chảy. Đất rất yếu, giải pháp nền móng khá tốn kém. Khi ép cọc, những đoạn cọc đầu gần như ấn nhẹ là xuống, khỏi cần ép.
Đây là 1 Chapter trong cuốn "Nhật ký thi công", tôi viết theo kiểu nhật ký, mỗi ngày một chapter ghi chép việc tôi quản lý thi công một công trình, trong đó lồng ghép các kiến thức kinh nghiệm về xây dựng, quản lý, thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, mẫu nhật ký thi công ... cũng có đôi ba câu chuyện tình cảm cho thêm phần hấp dẫn. Mời các bạn đón theo dõi
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời