HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - 1 SỐ BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ
BÀI 8: Dự toán phần xây tô, mái (p2)
Để xem video bào giảng, vui lòng đăng ký để ủng hộ tác giả.
---------------
8.2. Tô (trát)
a. Tô tường: Cách thông dụng nhất là tính khối lượng tô theo khối lượng xây. Về cơ bản, diện tích tô một bức tường sẽ bằng diện tích xây nhân 2 (tô 2 mặt). Nhưng sẽ phải tính thêm những chỗ cạnh cửa, má cửa và trừ đi những chỗ không tô như hộp gel …
Riêng chỗ tường ốp, có người nói chỗ đó ốp thì phần vữa lót tính vào phần vữa ốp rồi, phải trừ phần tô đi. Nhưng theo tôi, với nhà dân, để đảm bảo ốp đẹp thì nhiều khi phải tô 2, 3 lớp vì tường ốp phải đảm bảo tuyệt đối thẳng thì ốp mới đẹp được. Vì vậy, tôi thường không trừ chỗ tường ốp.
Tính chung lại, phần tường tô, bù trừ qua lại chỗ cạnh cửa má cửa với những chỗ hộp gel nọ kia không tô, nên có thể tính bằng 2 lần diện tích xây. (sai số)
Có nhiều người kỹ, tính lại từng mảng tường, từng cái cạnh cửa má cửa. Thì càng kỹ càng tốt thôi, con số càng chính xác. Tùy các bạn lựa chọn. Riêng tôi thì cho rằng tính theo diện tích xây nhân đôi là đủ rồi.
b.Tô cột trần đà cầu thang: Cũng nên lấy theo diện tích ván khuôn. Do cột đà có phần tường xây chặn vào không tô, nên khối lượng có thể phải giảm đi chút, thường chúng tôi tính 80-90% diện tích ván khuôn. Trần, cầu thang thì tùy thiết kế mà tính. Nếu tô và sơn nước toàn bộ thì có thể tính 100% diện tích ván khuôn. Nếu trần đóng thạch cao sẽ không tô phải trừ lại.
c.Tô ngoài, tô trong: Đơn giá tô ngoài sẽ cao hơn tô trong một chút, vừa do điều kiện thi công khó hơn, vừa do tường bên ngoài sẽ yêu cầu mỹ thuật cao hơn vì tô cả mảng lớn, không cẩn thận bóng nắng lên sẽ nhìn thấy chỗ lồi lõm ngay. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn tách tô ngoài tô trong hay không tùy bạn, vì nếu gộp chung thì tính đơn giá trung bình cũng được. Nhà dân mà, đâu phải nhà nước đâu (mấy công trình nhà nước gặp thằng thẩm tra khó khó chút nó bắt tách ra đấy).Nếu muốn tách, bạn cũng đừng tính tỉ mỉ quá làm gì, tính diện tích tô ngoài bằng tổng diện tích mặt đứng, rồi nhân hệ số khoảng từ 1.2-1.5 tùy vào mức độ lồi lõm của mặt tiền. Sau đó lấy tổng diện tích tô trừ tô ngoài là còn tô trong.
VD: Xây tường 200: 75.6m3 -> DT tô 75.6/0.2*2 = 75.6*10=756
Xây tường 100: 32.4m3 -> DT tô 32.4/0.1*2 = 32.4*20 = 648
Tô cột dầm trần (tính theo ván khuôn): 672m2
Tổng tô: 756+648+672 = 2076m2
Tô ngoài: Mặt tiền 5m, cao 20m. Diện tích mặt tiền 100m2. Có tường lồi thụt nhiều, lấy hệ số 1.4. Diện tích tô ngoài 100x1.4=140
Diện tích tô trong 2076-140 = 1936m2
d. Xây, trát láng bậc cầu thang, tam cấp: Cái này dễ, các bạn tính theo kích thước hình học là được. Chẳng hạn bậc cầu thang rộng 90cm, mặt bậc 25cm, cao 16cm thì một bậc là:
0.9*0.25*0.16/2 = 0.018m3
Sau đó nhân với số bậc là được.
Tuy nhiên, cái cầu thang, tam cấp hơn khó làm, chặt gạch vữa rơi vãi nhiều nên các bạn có thể tính dôi dôi ra chút cũng được.
e. Mái: Mái thì khá dễ, bạn chỉ tính phần khung kèo xà gồ giàn thép theo thiết kế, rồi tính thêm phần tôn hoặc ngói thôi. Thông thường, chúng tôi tính combo, cả giàn khung kèo và mái là bao nhiêu tiền một m2 cho nhanh.
Để tính diện tích mái (dốc), các bạn có thể tính cụ thể từng mái, đo kích thước trên bản vẽ hoặc tính pitago. Nhưng thông thường, chúng tôi cũng lấy theo hệ số, từ 1.07 tới 1.35 tùy độ dốc và sự phức tạp của mái.
Hệ số các bạn tự tính nhé, cứ giả định vài trường hợp, mái dốc ít như mái tôn tới mái dốc nhiều như mái ngói để ra hệ số riêng cho mình.
-----------------------
HÃY ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY để biết cách BÁO GIÁ NHANH DỄ TRÚNG THẦU VÀ THI CÔNG CÓ LỜi
Học phí ưu đãi giảm giá 50% chỉ còn 1.200.000
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời