HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - BÀI 6: TÍNH MÓNG (P1)
HỌC DỰ TOÁN NHÀ DÂN ONLINE - 1 SỐ BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ
BÀI 6: TÍNH MÓNG (P1)
Để xem video bào giảng, vui lòng đăng ký để ủng hộ tác giả.
6.Dự toán phần móng
Công trình nhà dân có 3 loại móng thông dụng
- Móng đơn: Công trình thấp tầng, nền đất tốt
- Móng băng: Công trình cao tầng, nền đất trung bình
- Móng cọc: Nền đất yếu hoặc muốn an toàn
- Ngoài ra còn có Móng bè: Công trình cao tầng, nền đất yếu (ít sử dụng do việc thi công phức tạp, phải đào sâu, sạt lở nhà kế bên)
Có thể kết hợp. Ví dụ phần cao tầng thì móng băng hoặc móng cọc. Phần thấp hơn hoặc chỗ sảnh, chỗ tường rào thì dùng móng đơn …
a.Móng đơn
Tính khối lượng móng đơn:
Bước 1: Đọc bản vẽ.
Bản vẽ này tương đối đơn giản. Bạn đọc, ghi chép các thông số chính để nắm được tổng thể về công trình. Chẳng hạn:
- Hệ thống móng gồm 10 móng, 6 M1, 2 M2, 2 M3
- Chiều dài khu đất là …, chiều rộng là …
- Kích thước móng là …
- Cấu tạo chung là BT lót Mác … đá …, BT móng Mác … đã …. Không cừ tràm (nên ghi, để tránh nhớ lộn)V..v..
Bước 2: Xem xét các sai sót (nếu có). Thực ra bước này làm song song với bước 1. Phát hiện ra cái gì ghi chép vào luôn.
Bạn xem có sai sót gì thì ghi chú để điều chỉnh nhé
Bước 3: Tìm hiểu về điều kiện thi công xem có gì ảnh hưởng đến khối lượng và đơn giá hay không.
Bước 4: Lập danh sách công việc. Bạn list các công việc cần làm
- Đào đất móng
- BT lót móng V..v..
Bước 5: Tính khối lượng
Đào đất móng. Hình dạng hố đào có dạng (H8)
Về lý thuyết:
•Đáy hố đào (b) sẽ bằng chiều rộng BT lót + khoảng cách để thi công (~20cm, tùy trường hợp). Tuy nhiên trong thực tế, thường chỉ được tính bằng BT lót mà thôi. Có lẽ là do trong thực tế thường cũng chỉ đào đúng bằng BT lót chứ ít khi nào đào mở rộng ra để lấy khoảng cách để thi công lắm.
•Miệng hố đào sẽ bằng đáy hố đào, cộng với khoảng cách cần thiết để mở rộng ta luy, tránh sạt lở. Tùy loại đất mà hệ số mái dốc (m) này sẽ khác nhau. Đất cứng thì sẽ đào càng dốc, đất càng mềm càng phải mở rộng để tránh sạt lở. (Lưu ý trong thực tế người ta sẽ sử dụng cách tính là hệ số mái dốc, chứ không tính độ đâu, vì ra công trường mà bảo đào dốc 35 độ thì công nhân người ta không hiểu mà cũng khó đo đạc để làm theo)
•Hố đào có hình dạng là một chóp cụt ngược. Có thể tính chính xác khối lượng bằng cách áp dụng công thức tính thể tích hình chóp cụt. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính khối lượng chính xác phần đất đào là khá khó khăn, do mặt đất lồi lõm, vướng mặt bằng thi công, và với những móng dạng phức tạp thì gần như không thể tính chính xác được. Vả lại, giá trị phần đào đất này cũng không quá cao, không chiếm tỉ trọng lớn trong công trình. Vì vậy, đa số người ta tính đào theo đáy hố móng và nhân với hệ số mái dốc là 1.3. Tuy rằng con số này không hoàn toàn chính xác nhưng được anh em làm dự toán và kiểm toán … công nhận và ít bắt bẻ. (Xem thêm phần sai số ở bài trước)
•Như vậy, khối lượng đào đất móng sẽ là:
- M1: 6x1.65x1.6x1.8x1.3 =
- M2:
- M3:
Cộng:
- Bê tông lót: Cái này đơn giản, bạn tự tính. Đừng nói với tôi là bạn không biết cách tính nhé. Tôi từ chối dạy bạn tiếp ngay đấy.
---------------
HÃY ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY để biết cách BÁO GIÁ NHANH DỄ TRÚNG THẦU VÀ THI CÔNG CÓ LỜI
?Học phí ưu đãi giảm giá 50% chỉ còn 1.200.000đ
?Đăng ký ngay tại đây nhé
☎ LH: 076.992.8886
Xem thêm thông tin tại đây
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời