Bài 49: Dự toán dự thầu
Xong phần dự toán, giờ chúng ta chuyển qua phần dự toán dự thầu.
Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công)
CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN DỰ THẦU
Xong phần dự toán, giờ chúng ta chuyển qua phần dự toán dự thầu.
Với các dự án tư nhân và nước ngoài thì thường dự toán với dự thầu (và sau này cả thanh quyết toán khi triển khai thi công) luôn có cùng cách tính toán (kiểu dự toán thực tế như đã trình bày ở bài 10-15). Như vậy mới dễ dàng kiểm tra và rút kinh nghiệm (VD: Dự toán tính sai, khi dự thầu phát hiện ra - rút kinh nghiệm; dự thầu vẫn còn sai, khi thi công phát hiện ra - rút kinh nghiệm)
Nhưng với các dự án nhà nước thì dự toán và dự thầu chẳng ăn nhập gì với nhau.
- Dự toán thì làm theo 4 bước: Dự toán chi tiết - Phân tích VT - Tổng hợp VT - Tổng hợp DT
- Dự thầu thì gần giống kiểu tư nhân và nước ngoài: Chỉ có 1 bảng Dự toán duy nhất (với đơn giá là đơn giá tổng hợp). Tuy nhiên, đa số trường hợp bắt phải phân tích đơn giá (để chứng minh đơn giá đó là đúng - không như công trình tư nhân và nước ngoài, không cần phải chứng minh đơn giá).
Với các công trình nhà nước, các bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan để thực hiện cho đúng. Các công việc mời thầu, dự thầu, chấm thầu các công trình nhà nước được quy định ở Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn luật đấu thầu, các thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu.
Các bạn đọc kỹ nội dung để vận dụng sao cho có lợi nhất. Sau đây tôi chỉ nêu những ý chính:
- Các công trình có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định của nhà nước về đấu thầu.
- Tất cả định mức, đơn giá dự thầu đều là của nhà thầu, không phải định mức đơn giá nhà nước (đúng theo tinh thần nhà nước không quản nữa - từ sau năm 2007)
Hướng dẫn của nhà nước thì như vậy, nhưng khi tham gia dự thầu, các bạn phải đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, có công trình đăng báo mời thầu là cả vài chục nhà thầu mua hồ sơ. Vì vậy, những người soạn thảo hồ sơ mời thầu, tuy vẫn phải tuân thủ quy định nhưng thường đưa vào những chi tiết rất oái oăm, hay nói đúng hơn là gài rất nhiều thứ để loại những người cần loại.
Nói chung, phần dự toán dự thầu thường có 5 bảng như sau:
- Mẫu 8A: Biểu tổng hợp giá dự thầu. Thường là tổng hợp các hạng mục (lấy tổng từ mẫu 8B)
- Mẫu 8B: Biểu chi tiết giá dự thầu. Chỉ đơn giản là lấy khối lượng x đơn giá ra thành tiền mà thôi (giống dự toán thực tế, nhưng đơn giá phải có phân tích chi tiết ở mẫu 9A và 9B)
- Mẫu 9A: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD chi tiết). Chiết tính chi tiết đơn giá từng công việc
- Mẫu 9B: Phân tích đơn giá dự thầu (đối với đơn giá XD tổng hợp). Tính đơn giá cho một nhóm công việc (các nhóm có nhiều công việc ở mẫu 9A)
- Mẫu 10: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu. Nếu có tính thì thuyết minh trong bảng này. Thường thì lấy giá thực tế và không cần tính. Nhưng bảng này có điểm hết sức quan trọng, là phải nhập đủ nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu. Thiếu cái này là bị loại ngay.
Chú ý: Nhiều người chưa rành việc đấu thầu, thấy dọa là "sai một chữ cũng bị loại" nên cứ phải đè ra tính cho đủ cả 2 mẫu 9A và 9B cho bằng được. Thực ra mẫu 9B chỉ sử dụng cho trường hợp lập đơn giá cho một nhóm công việc, chẳng hạn đào đất - chuyển ra bãi đổ - chở đi đổ (với những công trình như thủy điện có thể có cả chục đầu công việc) nên người ta gom nhóm lại cho đơn giản. Với những công trình dân dụng bình thường thì chỉ mẫu 9A là đủ.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời