Bài 22: Các văn bản khác
Cách quản lý của chúng ta hơi ngẫu hứng theo kiểu "hở đâu bịt đó" nên có rất nhiều văn bản ảnh hưởng tới việc tính dự toán. Ở đây tôi xin nhắc một vài văn bản chính.
Cách quản lý của chúng ta hơi ngẫu hứng theo kiểu "hở đâu bịt đó" nên có rất nhiều văn bản ảnh hưởng tới việc tính dự toán. Ở đây tôi xin nhắc một vài văn bản chính.
1. Thông tư 17/2000/TT-BXD: Phân loại vật tư/thiết bị xây dựng.
Tại sao phải có văn bản này? Với công trình tư nhân thì tôi thích để là thiết bị hay vật liệu cho tiện quản lý thì tùy tôi chứ, sao phải quy định?
Với công trình nhà nước thì hơi khác. Do thiết kế phí và các chi phí tư vấn được tính theo tỷ lệ % so với chi phí xây lắp (thiết bị thì không được tính), nên các công ty tư vấn thường có xu hướng đưa các loại lẽ ra là thiết bị vào thành vật liệu để thiết kế phí và CPTV cao lên. Sau Bộ Xây dựng phải ra văn bản này để phân loại cái nào là thiết bị, cái nào là vật liệu.
Văn bản này được ban hành từ năm 2000 nhưng hiện chưa có văn bản thay thế nên vẫn được áp dụng, tuy rằng có nhiều thay đổi chưa được cập nhật. VD: Các thiết bị vệ sinh, thuyền tắm, thuyền massage có giá trị hàng trăm triệu nhưng vẫn được tính vào vật liệu vì năm 2000 những loại này chưa xuất hiện nhiều ở nước ta nên BXD chưa biết để phân loại vào thiết bị.
Áp dụng cái này không khó, bạn chỉ cần đọc kỹ là làm được thôi. Tuy nhiên, cũng có một vài cái hơi rối, ví dụ: Ống D<600 thì được tính là vật liệu, trên 600 thì phần giá tương đương với ống 600 thì tính vào vật liệu, phần giá trị còn lại thì phải tính vào thiết bị.
Nếu bạn tính đường ống D1000, bạn sẽ phải lấy giá của loại ống D600 nữa. Sau đó phần giá của ống D600 được tính vào vật liệu, phần giá chênh lệch tính vào chênh lệch vật liệu đặc thù.
Trước tôi có làm một dự án cấp nước, tìm được báo giá ống D1000 đã vã mồ hôi rồi (vì ống phải nhập khẩu, chỉ một vài đơn vị kinh doanh, dự án nào họ đều biết hết nên rất khó lấy được giá đúng), sau lại phải tìm giá ống D600 cùng chủng loại. Nhưng cùng chủng loại đó họ không sản xuất, làm sao có báo giá. Bó tay.
Bạn có thể download TT17 tại đây.
2. Cước vận chuyển: Trước kia sử dụng Quyết định 89/2000/QĐ-BVGCP để tính cước vận chuyển, nhưng sau các đợt rà soát văn bản thì nó đã bị bãi bỏ bằng quyết định 57/2004/QĐ-BTC và việc hướng dẫn cước vận chuyển được giao cho tỉnh. Nhưng hiện cũng chỉ có vài tỉnh có quy định về cước vận chuyển (tp. HCM cũng không có).
Tôi thường lách bằng cách lấy thêm các báo giá của nhà cung cấp tại chân công trình nếu trong bảng giá vật liệu của tính chỉ là giá tại nơi bán.
3. Định mức chi phí QLDA & tư vấn: Dùng để tính chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn (trước hay gọi gọn là chi phí khác). Hiện đang sử dụng định mức theo QĐ 957/2009/QĐ-BXD. Cái này dễ tra, bạn có thể download tại đây.
Còn một số văn bản khác ít va chạm như:
- Quy định về thuế suất thuế GTGT: Trong xây dựng thì đều là 10%, nhưng với các dự án ODA thì được ưu đãi (0%), các dự án sửa chữa duy tu công trình lịch sử văn hóa gì đó được ưu đãi (5%). Nếu bạn làm các dạng công trình này thì chú ý.
- Một số văn bản quy định về chi phí kiểm toán quyết toán ... của Bộ Tài chính, các bạn cũng phải lưu ý để đưa vào bảng tổng dự toán.
- Các văn bản quy định về bảo hiểm xây dựng: Bảo hiểm xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc nhưng CĐT muốn dự trù cho đủ chi phí trong bảng tổng dự toán nên phải tham khảo các văn bản để đưa vào cho đầy đủ.
Nói chung còn nhiều văn bản khác, nhiều cái mang tính chất địa phương nên các bạn phải tìm hiểu kỹ. Chẳng hạn trước tôi làm công trình dạng đào đường, chính người bên thẩm tra cho tôi văn bản của UBND nói cho phép tính thêm vỏ bao để xúc và chuyển đi (chi phí tăng gấp mấy lần tính chuyển đi bằng ô tô).
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời