Làm thế nào để dự toán công trình sửa chữa NHANH và ÍT SAI SÓT?
Bonus 1: Công trình sửa chữa (trích trong Phần 5: Cơm thêm, khóa học Dự toán nhà dân online Thầy Thắng Dự Toán)
a. Đặc trưng của công trình sửa chữa
i. Khối lượng nhỏ, lặt vặt
ii. Đục phá, cấy ghép … sẽ tốn công hơn rất nhiều, không thể tính theo định mức thông thường được.
iii. Các công việc liên quan ảnh hưởng lẫn nhau, làm cái này thì phải làm cái kia …
1. Đục bức tường ngăn có thể phải tô lại tường, láng và lát lại nền
2. Bố trí lại vị trí thiết bị vệ sinh sẽ phải đi lại ống, dỡ gạch và ốp lát lại toàn bộ.
3. Bức tường 200, khoét các hốc trang trí, có thể phải đập đi toàn bộ xây lại (nhiều khi ông thiết kế buồn buồn tay nguệch thêm 1 nét, cứ nghĩ như làm mới, thêm mấy hốc trang trí đâu có sao, báo hại thi công è cổ)
>>> Làm sửa chữa cần rất nhiều kinh nghiệm, nhiều khi phải tư vấn cho chủ nhà nữa. Vì chủ nhà không hiểu chuyện, chẳng hạn nói tỉnh bơ: “Em phá cái cột giữa nhà cho chị cho nó rộng … ”. Thằng hiểu về kết cấu le lưỡi liền. Hoặc chủ nhà muốn đập bức tường ngăn thì tư vấn cho chủ nhà những chi phí liên quan để chủ nhà cân nhắc, nếu không quá cần thiết thì giữ nguyên cho giảm chi phí.
Bên mình làm gặp nhiều thầu, quẳng cho vài cái sơ đồ, mấy ảnh chụp xong bảo chủ nhà muốn thế này thế kia, không thể nào mà tính được. Lại phải ngồi lên thuyết minh sửa chữa (chi tiết từng công việc cần làm, làm cái này ảnh hưởng gì đến cái kia, có cần thiết hay không) giùm thầu thì từ đó mới tính được dự toán sửa chữa.
iv. Vận chuyển xà bần (từ trên xuống, chuyển đi)
v. Tốn công và vật tư hơn
vi. Ảnh hưởng tới công trình hiện hữu
vii. Thêm các công tác và hao phí bảo quản công trình hiện hữu và/hoặc công tác hoàn trả khi thi công xong
viii. Vấn đề an ninh
ix. Vấn đề an toàn
x. Trường hợp khối lượng rất nhỏ
xi. Chi phí quản lý điều hành
b. Dự toán công trình sửa chữa
i. Trường hợp sửa chữa nhiều
ii. Trường hợp sửa chữa ít
iii. Trường hợp làm rất ít (dặm vá vài ba việc …)
c. Trình tự tính toán
i. Tính khối lượng
1. Đọc bản vẽ và/hoặc khảo sát thực tế, ghi chép những công việc hoặc ý muốn của chủ nhà, chủ đầu tư muốn sửa chữa cái gì.
2. Đọc hoặc lập THUYẾT MINH SỬA CHỮA/CẢI TẠO. Cái này cực kỳ quan trọng, sẽ là bản yêu cầu/ghi nhận những công việc cần làm
3. Dựa trên thuyết minh sửa chữa cải tạo, tìm hiểu những công việc ảnh hưởng lẫn nhau, cần thực hiện. Vì làm sửa chữa mọi việc liên quan và ảnh hưởng tới nhau. Đục một bức tường ngăn phòng có thể sẽ phải tô lại tường, làm lại trần, lát lại nền (gạch 2 phòng khác nhau thậm chí vênh cốt), sơn lại tường (sơn mới sơn cũ màu sơn khác nhau …)
4. Lập danh sách công việc. Nên lập theo trình tự thi công, không cần thiết phải gộp, rất rối, dễ sai sót. Cứ từ từ làm, làm cái nào tính tiền cái đó. Chú ý các công tác che chắn, hoàn trả hiện trạng cũ. Các công tác vận chuyển vật tư, chuyển xà bần … Lưu ý các vấn đề liên quan tới an ninh.
5. Tính khối lượng: Lưu ý một số khối lượng nhỏ thì tính theo công việc. Chẳng hạn đục viên gạch lên lót lại, diện tích không bao nhiêu nhưng loay hoay rất lâu.
iv. Đơn giá: Khối lượng nhỏ, định mức sẽ cao hơn. Lưu ý mua và quản lý khối lượng nhỏ, giá sẽ cao hơn bình thường.
1. Với công trình sửa chữa nhiều, có thể tính hệ số từ 1.1-1.5 so với xây mới
2. Với công trình sửa chữa ít, có thể tính hệ số từ 1.2-2 so với xây mới
3. Khối lượng ít, tính trọn gói hoặc theo từng phần việc.
d. Công cụ sử dụng
i. Tận dụng dtPro MyHouse (file Excel)
ii. Excel
iii. Tính tay
iv. Sử dụng một số phần mềm dự toán kiểu nhà nước
e. Tính vo theo m2
www.thangdutoan.vn #thangdutoan
Tham khảo khóa học dự toán nhà dân online http://bit.ly/2W7eDY5
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời