Lên số nào xuống số đó
Thắng xe (phanh) nếu rà lâu sẽ nóng lên và không còn ma sát nữa (mất thắng - mất phanh - mất lái). Vì vậy, đi số thấp để máy gằn lại, hạn chế rà thắng tối đa.
Nhân vụ tai nạn trên đèo, nói một chút về kỹ năng lên/xuống đèo.
Lúc học lái xe, cũng nghe sơ qua kỹ thuật đi đèo dốc là "lên số nào, xuống số ấy". Nhưng hồi đó còn đang chăm chăm vào việc lái được đã, nghe bỏ đó. Sau đó cũng toàn đi xe du lịch, hệ số an toàn rất cao nên không cần để ý đến cái này. Giờ nghĩ lại, hồi đó mà vô tình ôm cái xe tải đi mấy cái đèo cao thì khả năng tai nạn là có, vì mình không hiểu nguyên lý:
Thắng xe (phanh) nếu rà lâu sẽ nóng lên và không còn ma sát nữa (mất thắng - mất phanh - mất lái). Vì vậy, đi số thấp để máy gằn lại, hạn chế rà thắng tối đa.
Tôi tin rằng không phải tất cả mọi lái xe đều biết/nhớ những kỹ năng tối quan trọng này. Chẳng hạn đi đường bằng quen, xuống đèo cứ đạp thấy mát và cứ nghĩ như mọi khi, đạp thắng cái là dừng lại. Đến lúc xảy ra chuyện thì đã muộn.
Vậy chia sẻ cho bạn nào chưa biết hoặc quên:
- Lên số nào, xuống số đó để cho máy gằn lại.
- Hạn chế đạp phanh tối đa. Rà phanh nhiều làm nóng má phanh và không còn tác dụng phanh nữa.
- Xuống dốc chậm nhất có thể, vì lúc xuống dốc, sức nặng của xe sẽ khiến xe bị trôi, dù phanh có ăn thì tác dụng cũng không như trên đường bằng.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời