Hướng dẫn áp dụng ĐM 10 và các văn bản mới nhất 2020
Từ 15/2/2020, cách làm dự toán đã thay đổi đáng kể. Sau đây thangdutoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn áp dụng Định mức 10, đơn giá 2207 Tp.HCM, đơn giá các tỉnh khác và các quy định mới nhất
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ CÁC VĂN BẢN
HƯỚNG DẪN TÍNH DỰ TOÁN THEO ĐM10 VÀ ĐG HCM 2207 MỚI NHẤT 2020
- Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 68 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Sau đó, Bộ Xây dựng ban hành hàng loạt các thông tư quy định cụ thể: 09, 10, 11, 15, 16
- Định mức 10/2019 đã có hiệu lực từ 15/02/2020 và thay thế định mức cũ (24-1776, 33-1777 …)
- Các tỉnh đã dần ban hành/công bố các bảng giá nhân công ca máy. Tp. HCM cũng đã công Đơn giá ca máy, TB thi công và nhân công 2207/QĐ-UBND ngày 18/6/2020
- Điểm khác:
- Trước 15/2/2020: Các tỉnh, thành phố đều công bộ Bộ đơn giá xây dựng, vì vậy cách làm dự toán là áp đơn giá tỉnh, phân tích vật tư, áp giá vật tư thực tế (SG và miền Nam) hoặc bù giá (Miền Bắc).
- Hiện nay: Các tỉnh chỉ ban hành/công bố Đơn giá ca máy, TB thi công và nhân công. Vì vậy, chúng ta phải tính dự toán dựa vào định mức và giá nhân công, ca máy.
Lưu ý: Phân biệt giữa Bộ đơn giá xây dựng và Đơn giá ca máy, nhân công. Và định mức bây giờ là ban hành rồi chứ không phải là công bố như trước (trước 2007 là ban hành, từ 2007 tới 2019 là công bố, giờ lại đổi lại là ban hành)
- Hướng áp dụng: Có thể có 2 cách làm: Tính theo VL thực tế, NC – M theo đơn giá tỉnh/thành phố. Hoặc sử dụng định mức và giá VL, NC, M thực tế để tính ra đơn giá công việc.
Bài 2. CÁCH LÀM CỤ THỂ: CÓ THỂ CÓ 2 CÁCH LÀM (tại sao lại có thể?)
Cách 1: Tính theo giá vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá ca máy nhân công của tỉnh/thành phố
- Bảng dự toán: Chọn mã hiệu như trước (định mức mới 10/2019)
- Bảng phân tích: Phân tích cả vật liệu, nhân công, máy
- Bảng tổng hợp VL, NC, M: Áp giá vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá ca máy nhân công của tỉnh/thành phố và tính ra tổng giá trị VL, NC, M
- Bảng tổng hợp dự toán: Lấy giá trị VL, NC, M từ bảng tổng hợp VL, NC, M sang để tính toán.
>>> Các bạn có thể thấy cách này khá giống với cách Tp. HCM làm từ trước tới giờ. Thay vì lúc trước mình chỉ tính vật liệu thực tế ở bảng tổng hợp vật tư, thì giờ mình tính cả nhân công và máy tương tự như vật liệu luôn (đây chính là cách hướng dẫn trong TT18 từ năm khoảng 2008 mà không thấy được áp dụng)
Cách 2: Sử dụng định mức và giá VL, NC, M để tính ra đơn giá từng công việc.
- Bảng dự toán: Chọn mã hiệu như trước (định mức mới 10/2019). Lúc này đơn giá VL, NC, M đều bằng 0
- Bảng phân tích: Phân tích cả vật liệu, nhân công, máy
- Bảng tổng hợp VL, NC, M: Áp giá vật liệu thực tế, nhân công và máy theo đơn giá ca máy nhân công của tỉnh/thành phố. Sau đó kết hợp với định mức ở bảng phân tích, tính ra đơn giá công việc và ghi vào bảng dự toán.
- Bảng tổng hợp dự toán: Lấy giá trị thành tiền VL, NC, M từ bảng dự toán sang để tính toán.
Minh họa bằng PM QSPro Excellent!
Bài 3. HƯỚNG DẪN LÀM DỰ TOÁN BẰNG PM QSPro General theo ĐM10 và Đơn giá 2207 HCM
(Easy ‘s pie) – Dễ như ăn kẹo
- Giới thiệu, cài đặt và chạy PM
- Tạo hồ sơ mới
- Chọn công việc
- Nhập khối lượng
- Phân tích VL, NC, M
- Tổng hợp VL, NC, M. Download và lấy đơn giá VL, NC, M
- Tổng hợp dự toán
Bài 4. HƯỚNG DẪN LÀM DỰ TOÁN BẰNG PM QSPro Excellent áp dụng định mức 10 và QĐ 2207 HCM 2020
(Simple ‘s Pro) – Đơn giản là chuyên nghiệp
- Cài đặt và chạy PM
- Tạo hồ sơ mới
- Chọn công việc
- Nhập khối lượng
- Phân tích VL, NC, M
- Tổng hợp VL, NC, M. Download và lấy đơn giá VL, NC, M
- Tổng hợp dự toán
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời