43. WIN-WIN: GIẤC MƠ CÒN DANG DỞ
Câu chuyện thật của một nhà thầu. Thành công? Thất bại? Có thể bạn sẽ chẳng học được gì qua những câu chuyện thành công, thất bại này. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy bóng hình mình trong đó, nếu bạn từng làm thầu, từng vui mừng khi nhận công trình, từng cay đắng lê bước ra khỏi căn nhà tuyệt vời mà bạn vừa hoàn thành, và gặm nhấm lời nguyền của dân xây dựng: "Bạc như vôi ...".
NiceHouse: Tia lửa từ đống tro tàn #thangdutoan #nicehouse #tialuatudongtrotan
43. WIN-WIN: GIẤC MƠ CÒN DANG DỞ
Năm 2006-2007 khi tôi triển khai NiceHouse, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nóng. Bà con đang hào hứng, Sài Gòn sắp thành Singapore tới nơi. Chứng khoán tăng dựng đứng, địa ốc sốt sình sịch. Một tầng lớp đại gia mới xuất hiện.
Ngôi nhà đã không chỉ đơn thuần là chỗ chui ra chui vào nữa, mà là nơi "sống", vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn. Nên chủ nhà sẽ chú ý hơn, chăm chút hơn, và sẵn sàng trả thêm tiền.
Tôi luôn tin tưởng khi khẳng định được chất lượng, chắc chắn tôi sẽ "bán" được dịch vụ "xây nhà hàng hiệu" với một mức giá xa xỉ. Đó sẽ là quan hệ win-win. Chủ nhà sẽ nhận được một ngôi nhà được chăm sóc chu đáo, tỉ mẩn và hoàn hảo nhất. Và lúc đó mới là lúc thu tiền.
Nên với nguồn thu đều từ phần mềm và các dịch vụ khác lúc đó, tôi không ngại bỏ tiền ra làm thương hiệu cũng như thi công những cái đầu tiên làm mẫu.
Nhưng cơn bão tài chính năm 2007-2008 làm giá cả vật liệu tăng vọt, cộng với việc quản lý công nhân quá phức tạp và rủi ro cùng với việc bắt đầu bị đau đầu do "môi trường" (hai cái sau mới là nguyên nhân chính) làm tôi stress, không còn suy nghĩ và tính toán được gì nữa và bỏ dở tất cả.
Nhân đây tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới những người đã bị ảnh hưởng trong thời gian đó. Không chỉ tiền bạc mà còn là những mối quan hệ gia đình và rất nhiều hệ lụy kèm theo. Tôi đã cố gắng hết sức mình để giảm thiểu những hậu quả, ra đi với hai bàn tay trắng và vài trăm triệu tiền nợ.
Nhưng vẫn ngẩng cao đầu với tư cách của một người LƯƠNG THIỆN. Chứ không phải dạng HIT AND RUN, mà bản thân tôi ghét cay ghét đắng.
Tôi kể lại những kinh nghiệm của mình ở đây, vẫn với một mong muốn: Nếu có ai có đủ tài, có tâm và đủ tầm, rút được kinh nghiệm từ trải nghiệm của tôi và xây dựng được một mối quan hệ win-win, thì tôi rất mừng, vì mình đã từng đi đúng hướng, chẳng qua chưa đủ tài thực hiện mà thôi.
P/S: Nói thêm chút về chứng đau đầu do "môi trường": Thực tế là do các trạm phát sóng BTS. Mãi sau này tôi mới tìm hiểu ra, chứ lúc đầu nói ra đều bị mọi người nói như kiểu tôi bị bệnh tưởng gì đó. Riết rồi người thân tôi mới dám nói, mà vẫn bị chửi.
Lúc đó, để triển khai NiceHouse, tôi chuyển văn phòng lên Q1 cho "xứng tầm". Cũng thời gian đó các nhà mạng triển khai 3G và tăng mật độ phủ sóng, lắp thêm nhiều trạm thu phát sóng.
Đại khái cái này nó không phải ảnh hưởng tức thì mà thấy ngay, mà cứ dần dần. Suy nghĩ chậm chậm dần (có thể do thiếu máu não gì đó), riết rồi đầu óc không còn sáng như trước, không suy nghĩ và có những quyết định phù hợp.
Nhưng truyền thông hoàn toàn né tránh vấn đề này, vì nếu nói nhiều sẽ chẳng ai cho lắp trạm nữa cả, trong khi nhu cầu vẫn bắt buộc phải có (giờ trong thành phố trạm chi chít, 200-300m là có một trạm).
Mãi tới năm gần đây mới có những thông tin công nhận chứng dị ứng với sóng điện từ (viết tắt là EHS), khoảng ~4% dân số bị ảnh hưởng. Tôi chỉ bị trên trung bình một chút thôi, còn có người xài bất kỳ thiết bị điện gì là đều đau đầu và nôn mửa, nên phải về nông thôn sống, không điện, không điện thoại, không ti vi và bất kỳ thiết bị văn minh nào.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời