MŨ ĐEN – MŨ TRẮNG và KHOẢNG LẶNG CỦA TRÁI TIM #12
Lấy kích thước các cấu kiện xuất ra từ các PM BIM vào file Excel, rồi chạy PM AutoCost, nó sẽ tự động lựa chọn định mức đơn giá và lấy khối lượng tương ứng cho từng công việc
12
- Anh cho em hỏi chút về cái vụ tự động dự toán …
Tôi nhìn thằng em, bắt đầu thấy quý nó. Không biết nó đã học về giao tiếp, bán hàng hay chưa mà thực hiện đúng được một nguyên tắc: “Muốn gây thiện cảm, hãy hỏi về những điều người ta đam mê …”
- Có nhiều cách anh em đang ứng dụng như sau:
Một: Các ứng dụng nho nhỏ, có thể gọi là các tiện ích thì đúng hơn để đếm, đo bóc các khối lượng trong bản vẽ AutoCAD 2D, thường là AutoLips hoặc VBA. Tuy nhiên AutoCAD 2D vẽ nét chứ không phải vẽ vật thể, nên việc đo bóc này khá khó khăn, dễ sai sót, và phải yêu cầu bản vẽ đúng chuẩn thì mới chính xác. Có nghĩa là tiện ích đó chạy trên các bản vẽ của chính tác giả thì rất chính xác, nhưng gặp các bản vẽ lôm côm là bó tay. Những tiện ích dạng này khó bảo mật mã nguồn nên thường do anh em làm và ứng dụng vào công việc của mình thôi, khó thương mại hóa.
Hai: Các phần mềm đo bóc khối lượng của nước ngoài như CostX, eTakeOff, Quantity Takeoff. Do đo bóc theo tiêu chuẩn nước ngoài, không áp dụng được ở VN, nên chỉ một số công ty nước ngoài hoặc có liên quan tới nước ngoài sử dụng.
Ba: Các phần mềm BIM như Revit, Tekla … đều có thể tính được khối lượng và áp giá để ra dự toán. Thậm chí áp được mã hiệu đơn giá luôn. Nhưng do quy trình làm và quản lý dự toán/chi phí ở nước ngoài khác mình, nên dự toán trong các phần mềm này có một số hạn chế:
- Chỉ tính được khối lượng các vật thể đã được mô hình hóa. VD: Vẽ cột BTCT thì PM sẽ tính được khối lượng BT, nhưng không tính được ván khuôn. Nếu muốn tính ván khuôn thì phải vẽ thêm một lớp vật liệu nào đó, phủ ra ngoài bê tông và lấy diện tích đó làm ván khuôn.
- Chỉ tính được khối lượng tổng. Không hoặc khó diễn giải chi tiết cách tính. Mà cái này ở Việt Nam thì lại là yêu cầu bắt buộc.
- Không thể áp dụng đúng theo thông lệ tính dự toán ở Việt Nam. VD: BT cột lại tách ra, cột tiết diện <=0.1m2, >0.1m2. Các PM đều rất khó khăn trong việc chia tách này.
Tóm lại, có thể tính khối lượng/dự toán từ trong các phần mềm BIM, nhưng chỉ để xem hoặc sử dụng trong các công ty theo tiêu chuẩn nước ngoài. Với tiêu chuẩn Việt Nam, phải thêm và chỉnh sửa khá vất vả mới ra được một dự toán hoàn chỉnh.
Bốn: Các phần mềm BIM chuyên cho khối lượng/dự toán, tiêu biểu là CubiCost. Cũng dựng hình 3D như các phần mềm BIM, nhưng do làm chỉ để tính khối lượng nên cách làm đơn giản hơn rất nhiều. Do chuyên để tính khối lượng nên có thể tính được khối lượng KHÔNG CÓ TRONG MÔ HÌNH 3D. Ví dụ, chỉ cần dựng hình cột, dầm BTCT là PM tự tính được khối lượng Bê tông, ván khuôn chính xác. Ngoài ra, do chuyên về khối lượng/dự toán nên nó có thể loại trừ xung đột để tính khối lượng đúng, không bị dư, thiếu.
Tuy nhiên, cũng vẫn có hạn chế là không tính được theo tiêu chuẩn Việt Nam nên khó áp dụng với các dự toán của Việt Nam. Bên anh cũng đang phân phối CubiCost, nhưng phải kết hợp với AutoCost thì mới liên thông số liệu được để tự động gần như hoàn toàn công việc dự toán.
Năm: Là một phần mềm của anh mới phát triển, AutoCost. Do thấy những hạn chế của các PM BIM là tính được khối lượng, xuất được kích thước nhưng không tính được dự toán theo tiêu chuẩn Việt Nam nên bên anh đã phát triển theo hướng là lấy kích thước các cấu kiện xuất ra từ các PM BIM vào file Excel, rồi chạy PM AutoCost, nó sẽ tự động lựa chọn định mức đơn giá và lấy khối lượng tương ứng cho từng công việc. VD: Cột có nhiều loại mác BT 200, 250, 300, 350 … thì PM sẽ tách ra từng loại mác và chọn đơn giá cho từng công việc. Nếu có cột <=0.1m2 và >0.1m2 thì cũng sẽ tách ra tương ứng …
- Tức là nếu có mấy chục cột, có đủ 4 loại mác như anh nói và có cả <=0.1m2 và >0.1m2 thì PM sẽ tách thành 8 công việc theo mác BT và tiết diện cột.
- Chính xác.
- Nếu không có số liệu từ BIM thì sao? Vì như anh vừa nói, việc ứng dụng BIM khá khó khăn và số lượng công ty sử ứng dụng được BIM còn rất ít?
- Thì có thể bóc kích thước bằng tay và nhập vào. Nhưng chỉ bóc kích thước thì đơn giản lắm, kỹ sư, kiến trúc sư, trung cấp, cao đẳng đều có thể làm được. Và công trình lớn có thể chia ra nhiều người làm, chỉ cần một dự toán viên để tổng hợp và bấm nút. Pặc. Mấy giây là có dự toán.
- Bọn em làm đồ án tốt nghiệp chắc cần cái này đấy. Cho em xin một bản nhé.
- Có bản EDU trên thangdutoan.vn nhé. Cứ lên đó mà down. Làm đồ án thì xài bản EDU miễn phí là được rồi.
MŨ ĐEN – MŨ TRẮNG và KHOẢNG LẶNG CỦA TRÁI TIM (truyện phóng tác)
#MuDenMuTrangVaKhoangLangCuaTraiTim #thangdutoan #dtProMyHouse #AutoCost
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời