Bài 17: Định mức
Qua các bài về tính giá thành, các bạn đã biết định mức là gì rồi.
Định mức chẳng qua là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để thực hiện được một đơn vị công tác nào đó.
Qua các bài về tính giá thành, các bạn đã biết định mức là gì rồi.
Định mức chẳng qua là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để thực hiện được một đơn vị công tác nào đó.
Chẳng hạn, để đổ được 1m3 BT (trộn tại công trường), phải dùng hết:
- 350kg XM
- 0.9m3 đá 1x2
- 0.5m3 cát
- 1.6 công lao động
- 0.1 ca máy trộn
- 0.1 ca máy đầm
Nhưng bạn nên lưu ý điểm khác biệt giữa cách quản lý kiểu thị trường [tư bản] và kế hoạch [XHCN]
- Kiểu thị trường, định mức đơn giá là do bản thân đơn vị thi công hoặc thuê các đơn vị tư vấn tính toán để họ sử dụng. Như vậy, định mức được cập nhật theo thực tế rất nhanh nhưng do mạnh ai nấy tính và sử dụng nên không thống nhất.
- Kiểu kế hoạch, định mức do nhà nước tính toán và ban hành (nay là công bố), bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động xây dựng phải tuân thủ. Điểm hay là mọi người trong ngành xây dựng đều có sẵn dữ liệu để sử dụng, nhưng điểm dở là việc cập nhật phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý (viện kinh tế xây dựng). Thực tế việc cập nhật định mức tương đối chậm (năm 1998 và năm 2005 có cập nhật định mức mới sử dụng cho tới nay) nên có rất nhiều định mức lỗi thời.
Người ta tập hợp nhiều định mức vào thành một bộ định mức. Hiện có khoảng vài chục bộ định mức nhưng chỉ khoảng 5-7 bộ thông dụng và hay sử dụng, còn lại là định mức chuyên ngành.
Các công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp - giao thông - thủy lợi hay sử dụng các bộ ĐM:
- Định mức xây dựng công trình phần xây dựng: ĐM 24 - 1776
- Định mức xây dựng công trình phần lắp đặt: ĐM 33 – 1777
- Và một số định mức sửa đổi bổ sung (1172, 1173 …)
Tùy công trình có thể sử dụng các bộ định mức khác như sửa chữa, duy tu cầu đường bộ, cây xanh, chiếu sáng ...
Các bạn xem phần danh mục các định mức ở phụ lục.
Các bạn tham khảo 1 trang của cuốn định mức 24-1776 (khoảng 600trang)
(Các bộ định mức và đơn giá đều có trong thư mục Định mức – đơn giá tại https://drive.google.com/folderview?id=0By5DhT7vu8-7cU5xd2RqZDZZMkk&usp=sharing )
Cách tra định mức: Lấy mã hiệu ở cột dọc, ghép với mã ở hàng ngang dưới cùng để được mã hiệu hoàn chỉnh của công việc. VD: AF.61412 là mã hiệu của công tác Lắp đặt cốt thép cột, d<=10mm, cao <=16m
Khi sử dụng định mức, các bạn nên lưu ý các quy định áp dụng và thành phần công việc
Theo quy định áp dụng như trên thì phần nối chồng, thép chống (ngựa kê), thép chờ ... chưa tính. Vì vậy, khi thống kê bạn phải tính phần thép này vào.
Tôi đã liệt kê những điểm cần lưu ý khi sử dụng đơn giá định mức, bạn vui lòng tham khảo bài 32
Còn một điểm nữa, với những công tác bê tông (trộn tại công trường), xây, tô, lát ... để cho gọn, định mức vật liệu chỉ tính ra vữa. Bạn phải sử dụng định mức cấp phối (có luôn trong cuốn định mức) để phân tích ra xi măng, cát ... Rất may là các phần mềm dự toán đều đã phân tích ra xi măng, cát ... sẵn. Tôi chỉ nêu vấn đề ở đây để bạn biết nếu lúc nào cần sử dụng đến đơn giá định mức.
----------------------
dtPro MyHouse - Báo giá nhanh, dễ trúng thầu và thi công có lời